Bài soạn số 5
Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử
- Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở làng Mĩ Lệ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Hàn Mặc Tử xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ sống với mợ ở Quy Nhơn và có một thời gian học trung học ở Huế. Hết thời gian ở Huế, Hàn Mặc Tử làm công chức ở Sở Đạc điều Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, Hàn Mặc Tử phải trở về Quy Nhơn để chữa bệnh, bốn năm sau ông mất do căn bệnh phong.
- Hàn Mặc Tử làm thơ từ rất sớm (14, 15 tuổi) với nhiều bút danh khác nhau như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh... Ban đầu Hàn Mặc Tử sáng tác theo thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Cuộc đời Hàn Mặc Tử thật ngắn ngủi và chịu nhiều đau thương, nhưng với khả năng sáng tạo và nghị lực phi thường, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
- Các tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ - 1939), Quần tiên hội (kịch thơ - 1940), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi -1940). Ngoài tác phẩm Gái quê được in khi tác giả còn sống, còn tất cả các tác phẩm còn lại đều dược in thành tập khi Hàn Mặc Tử đã mất.
Khái quát tác phẩm Mùa xuân chín
1. Hoàn cảnh sáng tác
Mùa xuân chín là bài thơ do Hàn Mặc Tử sáng tác, được xếp ở phần Hương thơm trong tập thơ Đau thương. Cùng với Đây thôn Vĩ Dạ, Tình quê,… đây là những thi phẩm đầy thơ mộng viết về cảnh quê, tình quê của Hàn Mặc Tử.
Chưa rõ thời điểm sáng tác Mùa xuân chín, nhưng theo Trần Thanh Mại thì: “Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên, nghĩa là thi phẩm đã được sáng tác trước thời điểm đó.
2. Bố cục
- Bố cục gồm 4 phần:
Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước.
Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
3. Giá trị nội dung
- Cảnh đẹp mùa xuân trong con mắt một thi sĩ yêu đời.
- Bên cạnh đó là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa
- Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người
4. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu.
- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc.
- Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình.
- Chuẩn bị Soạn bài Mùa xuân chín
Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?
Lời giải
- Những bài thơ: Vội vàng (Xuân Diệu), Mưa xuân (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Một dáng xuân (Phan Huy Hùng), Xuân về (Chu Minh Khôi)…
Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?
Lời giải
Ấn tượng: thiên nhiên ở mùa xuân hiện lên ngập tràn sức sống, tươi mới. Không chỉ miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên mà con người xuất hiện trong các bài thơ về mùa xuân cũng mang nguồn cảm hứng khao khát, muốn sống trọn.
Đọc hiểu bài Mùa xuân chín
- Trả lời câu hỏi giữa bài
Đề bài: Chú ý:
- Các vần được gieo trong bài thơ
- Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;
- Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.
Lời giải
- Vần: ang (vàng, sang - làng, chang), ơi (trời, chơi), ây (mây, ngây).
- Từ ngữ: làn nắng ửng, nhà tranh lấm tấm vàng, bóng xuân sang, hổn hển, thầm thì.
- Từ ngữ ít gặp: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị, mùa xuân chín.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?
Lời giải
- Cấu tạo: danh từ và tính từ.
- Gợi liên tưởng về một mùa xuân đã tới, đạt đến độ “thơm ngon”, mang đặc trưng của xuân mà không thể lẫn được.
Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?
Lời giải
Biểu hiện:
- Làn nắng ửng khói mơ tan.
- Nhà tranh lấm tấm vàng.
- Giàn thiên lí bóng xuân sang.
- Cỏ xanh tươi gợn tới trời.
- Gặp lúc mùa xuân chín sực nhớ làng.
Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:
- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
Lời giải
- Khía cạnh 1:
- Kết hợp từ láy với danh từ và tính từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, sông trắng nắng chang chang.
- Hình ảnh “nhà tranh lấm tấm vàng” gợi sự lóng lánh. Ánh sáng của đất trời chiếu rọi vào ngôi nhà tranh mang đến một khung cảnh nên thơ, vô cùng lãng mạn. Cách ví von nặng sức gợi khiến ngôi nhà tranh như bừng sáng lên.
- Khía cạnh 2:
- Khung cảnh xuân ở độ chín, đầy tươi mới, cảnh sắc thiên nhiên tràn đầy sức sống, thanh âm của sự trong veo, tinh khiết.
- Mùa xuân như ưởng giai đoạn đẹp nhất của con người. Nó rạo rực, bừng bừng sức hút.
- Mùa xuân cũng là lúc những người xa quê nhớ về quê nhà.
Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.
Lời giải
- Cách ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3.
- Cách gieo vần: gieo vần chân.
- Gây ấn tượng:
- Câu 4 khổ 1, dấu “.” đặt ngay trong câu, gợi sự đọng lại, có vẻ như nhà thơ đang ngập ngừng điều gì đó.
- Ngắt n- hịp giữa các khổ xen kẽ nhau làm nhịp điệu bài thơ trở nên linh hoạt, biến tấu, lúc vui tươi, dí dỏm, lúc trầm ngẫm suy tư.
- So sánh với bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
- Qua đèo ngang: đặt trong chỉnh thể của luật, đối, niêm, vận. Nhịp 1/1/2/3, gieo vần ở chữ cuối các câu chẵn.
- Mùa xuân chín: nhịp thơ tùy vào từng khổ, cách gieo vần có sự linh hoạt, không gò bò.
- Có thể thấy, mức độ chặt chẽ của bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật là tuyệt đối so với bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.
Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?ư
Lời giải
- Hình ảnh:
- Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
- Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
- Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.
- Khách xa… lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.
- Gắn với nhân vật trữ tình là hình ảnh khách xa.
- Hình ảnh cô thôn nữ hát ca, một trong số đó có người đi lấy chồng là đối tượng quan sát.
- Hình ảnh người chị gánh thóc là đối tượng nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.
Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Lời giải
- Mối liên hệ: Đây đều là phương tiện để thông qua đó, nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc của mình. Từ dòng cảm tinh tế nhận biết xuân đã bước vào độ chín, lòng mang đầy sự vui tươi thì bỗng chùng lại khi nghe tin, một trong các cô thôn nữ bỏ cuộc chơi đi lấy chồng và lời thắc mắc về hình ảnh người chị gánh thóc năm xưa, liệu có còn gánh nữa không. Nhân vật trữ tình đang hoài niệm lại về mùa xuân từng tồn tại trong tâm trí.
Câu 7 (trang 52, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Đề bài: Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Lời giải
Cảm nhận:
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên là một người tinh tế, yêu thiên nhiên. Điều này được biểu lộ qua việc nhân vật cảm được độ chín của mùa xuân. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi như thế nào khi xuân tới, nào là làn nắng ửng khói mơ tan, là ngôi nhà tranh vệt chiếu những ánh sáng, nào là thanh âm của tiếng gió sột soạt trên tà áo, và cả trên giàn thiên lí, đã thấy mùa xuân sang. Xuân đã tới! Xuân mang một sự tươi mới, đầy nhựa sống, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hài hòa.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người mang nhiều suy tư. Ở độ tuổi xuân mơn mởn, những cô thôn nữ với tiếng hát say đắm lòng người, có cô rời cuộc chơi để đi lấy chồng, khiến nhân vật trữ tình không khỏi rầu rĩ, buồn lòng. Và chính những lần xuân như thế, nỗi nhớ quê hương chực trào lên tâm hồn của những người con xa quê khiến ta không khỏi xót xa, đồng cảm. Hình ảnh cô gái gánh thóc năm xưa, bây giờ liệu còn làm nữa hay không? Hình ảnh con người hiện lên trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình mang một nỗi hoài niệm, nỗi buồn man mác.
- Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hay một hình ảnh gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.
Lời giải
Câu thơ để lại ấn tượng cho em trong bài thơ Mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử đấy chính là “Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”. Hai câu này cất lên mang đầy nỗi buồn đến xót xa. Khách xa, từ bao giờ, những người con xa quê trở thành một người lạ lẫm. Mùa xuân, mùa của sự đoàn viên, tụ họp, ấy mà, đáng thương thay, người xa quê không thể về bên gia đình vào những ngày đấy. Họ chỉ đành hoài niệm về ngày xưa cũ. Hai chữ “bâng khuâng” đã nói lên tất cả. Có lẽ nhân vật trữ tình cũng đã hoặc đang xa quê nên mới có thể cảm nhận được những rung động đấy. Có nỗi nhớ nào bằng nỗi niềm xa quê. Câu thơ thốt lên, bạn đọc không khỏi ngậm ngùi. Như chạm vào đáy lòng, giọng thơ bỗng chùng xuống, mang cảm giác đau đáu, xót xa.