Bài soạn số 4
I. Tác giả
- Bùi Văn Hồng (05/12/1931), quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
- Tham gia công tác Đoàn từ 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948.
- Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951.
- Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn. Từng làm Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
- Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rôn ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987); Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận, 1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây - mối tình đầu của tôi (truyện ngắn - 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường... (chân dung và hồi ức, 2007)
- Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
II. Tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Thể loại: Nghị luận văn học
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Tóm tắt tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Văn bản phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc (như khung cảnh thiên nhiên và con người...) trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Bố cục tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Phần 1: Từ đầu ... "hợp với đại chúng trẻ em.": Giới thiệu về những đặc sắc của tác phẩm Đất rừng phương Nam. - Phần 2: Tiếp ... "dãy trường thành vô tận...": Nghệ thuật miêu tả khung cảnh trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Phần 3: Còn lại: Nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Giá trị nội dung tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”Lí lẽ xác đáng, thuyết phục.
- Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.
- Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Những đặc sắc của Đất rừng phương Nam
- Nhân vật: thuộc nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề.
- Kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ.
→ Tác giả cho người đọc cái nhìn bao quát về những đặc sắc của tác phẩm.
Thiên nhiên trong Đất rừng phương Nam
Tác giả có vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật.
→ Dẫn chứng:
- Ông đã từng viết nhiều sách về các con vật.
- Các tác phẩm của ông không chỉ cung cấp kiến thức về các sinh vật mà còn kể những mẩu chuyện có thật, sinh động, xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ.
- Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật. Không chỉ đem đến hiểu biết mà những chi tiết miêu tả khơi gợi những cảm xúc ở người đọc.
- Chi tiết miêu tả các con vật: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
→ Những dẫn chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động, làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc.
- Tác giả đưa ra những câu văn được trích dẫn trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh: "Những thân cây tràm... xanh thẳm không cùng..." vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ: "nước ầm ầm đổ ra biển... trường thành vô tận...".
Nghệ thuật miêu tả nhân vật
- Tác giả chỉ dùng một vài chi tiết để khắc họa con người Nam Bộ sắc sảo, mang những phẩm chất, đặc điểm tính cách riêng.
- Điều đó được làm rõ qua các dẫn chứng:
- Những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo.
- Cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngù.
- Nhân vật ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng cùng có hoàn cảnh giống nhau. Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Đều bị cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Đều đánh trả và bị tù.
- Ông Hai: Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. Kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu,... Gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn
- Chú Võ Tòng: Gây án tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ của địa chủ. Làm nghề săn bẫy thú. Hai hố mắt sâu hoắm, từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao. Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy. Chỗ gò má bên phải có năm cái sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ, như đầu móng cọp cào...
1. CHUẨN BỊ
Câu 1:
Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?
Mục đích của văn bản là gì?
Trả lời:
Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam. Nhan đề văn bản đã nêu rõ vấn đề được thể hiện trong văn bản.
Mục đích của văn bản là cho thấy đặc điểm của thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
Câu 2.
Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?
Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam", tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng.
Trả lời:
Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản: bằng chứng để chứng minh cho lí lẽ; lí lẽ để chứng minh cho ý kiến.
Thông tin về nhà văn Bùi Hồng: Bùi Văn Hồng (05/12/1931), quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Tham gia công tác Đoàn từ 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn. Từng làm Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rôn ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987); Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận, 1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây - mối tình đầu của tôi (truyện ngắn - 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường... (chân dung và hồi ức, 2007)
Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
2. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Phần (1) nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì
Trả lời:
Phần (1) nêu khái quát đặc điểm hình thức của truyện Đất rừng phương Nam: kết cấu chương hồi truyền thống, dễ đọc, dễ hiểu, hợp với đại chúng trẻ em.
Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh: viết văn dựa trên vốn sống phong phú khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Câu 2.
Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết.
Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của ai?
Trả lời:
Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết:Lí lẽ: "Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm nười đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác".
Bằng chứng: "ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi".
Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi.
Câu 3.
Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần (3)?
Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là nói về nét sắc sảo của con người Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam.
Những nhân vật được nhắc tới trong phần (3): dì Tư Béo, lão Ba Ngủ, ông Hai, chú Võ Tòng, An, vợ ông Hai, vợ chú Võ Tòng, địa chủ.
Câu nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam: "Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.".
CÂU HỎI
Câu 1. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
Trả lời:
Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" bàn luận về những đặc trưng của thiên nhiên và con người trong "Đất rừng phương Nam".
Nhan đề của văn bản đã nêu rõ vấn đề ấy.
Câu 2. Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau:
Trả lời:
Lí lẽBằng chứng (dẫn chứng) Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khácba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
Câu 3. Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.
Trả lời:
Ông Hai Chú Võ Tòng Giống
- Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ.
- Đều bị cướp công, cướp người yêu, cướp vợ.
- Đều đánh trả và bị tù.
Khác
- - Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh.
- - Kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu,...
- - Gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn
- - Gây án tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ của địa chủ.
- - Làm nghề săn bẫy thú.
- - Hai hố mắt sâu hoắm, từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao. Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy. Chỗ gò má bên phải có năm cái sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ, như đầu móng cọp cào...
Câu 4. Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?
Trả lời:
Mục đích chính của văn bản nghị luận trên là cho thấy đặc điểm của thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
Phần (1): Nêu khái quát đặc điểm nghệ thuật của truyện Đất rừng phương Nam.
Phần (2): Nêu đặc điểm thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam.
Phần (3): Nêu đặc điểm con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
Câu 5. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?
Trả lời: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm nội dung và mục đích của cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ông Hai và chú Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1.
Câu 6. Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Trả lời: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã cho em hiểu thêm về đặc điểm thiên nhiên vùng sông nước và tính cách con người Nam Bộ vùng châu thổ Cửu Long Giang.