Top 5 Bài soạn "Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới" - Ngữ văn 10 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn số 1
  2. top 2 Bài soạn số 2
  3. top 3 Bài soạn số 3
  4. top 4 Bài soạn số 4
  5. top 5 Bài soạn số 5

Bài soạn số 3

Chuẩn bị Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?


Lời giải

  • Bộ phim: Người hùng thành Troy, Cuộc chiến giữa các vị thần, Dercules…
  • Điều làm nên sức hấp dẫn: họ đều có sức mạnh siêu nhiên.

Đọc hiểu bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới


Trả lời câu hỏi giữa bài:

1. Thần Trụ Trời

Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện


Lời giải

  • Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.
  • Trời đất chỉ là một đám hỗn đọn tối tăm và lạnh lẽo.


Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời.


Lời giải

Hình dung:

  • Vóc dáng: khổng lồ.
  • Hành động; đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to cừa cao để chống trời. Thần cứ một mình cầy cục đắp.
  • Có thể thấy, thần Trụ Trời mang dáng vóc khổng lồ, khỏe mạnh, có sức mạnh phi thường.

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?


Lời giải

Có 7 vị thần được liệt kê; thần đếm cát, thần tát bể, thần kể sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây núi, thần trụ trời.

2. Thần Sét


Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý các chi tiết miêu tả công việc và “tính khí” của thần Sét


Lời giải
Chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian.

  • Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi bổ xuống đầu.
  • Thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới dậy làm việc.
  • Nóng nảy, có lúc làm cho người, vật chết oan.
  • Cục oai, cục dữ.

Thần Gió


Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió


Lời giải

  • Hình dạng:
    • Kì quoặc.
    • Không có đầu.
    • Hoạt động:
    • Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng.
  • Mỗi lần xuống hạ giới thì nổi lên trận gió xoay.

Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?


Lời giải

Mục đích: để mỗi khi cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, hạ giới biết trời sắp nổi gió, nổi mưa.

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể


Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Hãy chỉ ra một số “dấu hiệu” giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.

Dấu hiệu:

  • Đều kể về các vị thần.
  • Không gian ở trên trời hoặc lúc trời đất chưa thành hình.
  • Các thần đảm nhận công việc mà chúng ta thường thấy ở các hiện tượng tự nhiên.

Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và “tính khí” ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?


Lời giải

Trong cái nhìn của con người cổ đại, thần hiện lên rất khổng lồ và quái dị. Họ đều có sức mạnh siêu nhiên.

Sự tưởng tượng đấy được hình thành từ những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong đời sống. Vì mưa to, gió lớn khiến con người hoảng sợ, vậy nên, trong trí tưởng tượng của con người, thần hẳn là người cũng có tính cách khiến người ta phải khiếp sợ.


Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?


Lời giải

  • Thần Trụ trời:
    • Công việc: tách trời và đất ra làm hai.
    • Được miêu tả: Ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể… bỗng một hôm đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng được thần đắp cao lên chừng nào thì trời tự như một tấm màn lớn được nâng cao lên chừng ấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi.
    • Mục đích: tách trời và đất ra làm hai.
  • Thần Sét:
    • Công việc: thi hành luật pháp ở trần gian.
    • Được miêu tả: Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc.
    • Mục đích: trừng trị kẻ ác.
  • Thần Gió:
    • Công việc: làm gió.
    • Được miêu tả: Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Khi thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét nữa cũng hoạt động. Khi thần xuống hạ giới đi chơi đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoay.
  • Mục đích: tạo ra gió.

Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào hình tượng đó?


Lời giải

  • Phản ánh nhận thức rằng, những hiện tượng tự nhiên diễn ra trong cuộc sống được tạo bởi một thế lực siêu nhiên nào đấy.
  • Hình tượng của của các vị thần đã thể hiện được khát vọng được chinh phục thế giới tự nhiên. Con người tạo ra tiếng gà gáy để xua đuổi thần Sét, đứa con của thần Gió bị đày xuống trần gian vì đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi hạ giới.

Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm chuyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.


Lời giải

  • Đặc điểm nổi bật:
    • Nhân vật đều là các vị thần.
    • Sử dụng các yếu tố li kì, kì ảo.
    • Mỗi một nhân vật đều có công việc nhất định liên quan đến các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
  • Nhận xét: niềm tin của người xưa đối với thế giới tự nhiên rằng tồn tại một thế lực siêu nhiên. Từ đó, họ bày tỏ sự tôn trọng với các vị thần.

Câu 7 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?


Lời giải

Theo em, niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn còn hấp dẫn với con người hiện đại. Niềm tin được hình thành ngay từ trong suy nghĩ của con người. Con người hiện đại tồn tài rất nhiều niềm tin. Miễn đó không phải là niềm tin xấu xa, thì đều có thể tôn thờ. Vạn vật đều có linh hồn sẽ khiến chúng ta không khô khan, vô cảm trước mọi thứ. Chúng ta sẽ biết trân quý những thứ xung quanh mình hơn, không chỉ về con người mà về sinh vật, động vật…


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.


Lời giải

Một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại em đã đọc là chi tiết thần lửa A Nhi trong truyện thần thoại Ấn Độ có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường. Thoạt nhìn, thần lửa A Nhi hiện lên trong ngoại hình đáng sợ nhưng nếu không có thần, chúng ta sẽ không có ánh sáng, không được sưởi ấm, không thể nấu chín thức uống để sống. Thần cũng có lúc vô tình làm hại người khác như thần Sét. Song, cũng như các vị thần khác, nhiệm vụ của thần là tạo ra các hiện tượng tự nhiên. Chi tiết không có thật, đem lại sự hấp dẫn tới mọi người không phân biệt độ tuổi. Con người sáng tạo ra nhằm lí giải thiên nhiên, thể hiện ý thức muốn hiểu và chinh phục thế giới tự nhiên.

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 5 Bài soạn "Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới" - Ngữ văn 10 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn số 1
  2. top 2 Bài soạn số 2
  3. top 3 Bài soạn số 3
  4. top 4 Bài soạn số 4
  5. top 5 Bài soạn số 5

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |