Bài soạn "Sài Gòn tôi yêu" của Minh Hương số 1
I. Đôi nét về tác giả Minh Hương
- Minh Hương quê ở Quảng Nam, vào sinh sống ở Sài Gòn từ trước năm 1945
- Thường viết về các thể loại: bút kí, tùy bút, tạp văn, phóng sự…
II. Đôi nét về tác phẩm Sài Gòn tôi yêu
1. Hoàn cảnh ra đời
“Sài Gòn tôi yêu” được tác giả Minh Hương sáng tác tháng 12 năm 1990, in trong tập “Nhớ Sài Gòn” (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994)
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”): Ấn tượng chung và tình yêu Sài Gòn của tác giả
- Phần 2 (tiếp đó đến “hơn trăm triệu”): Cảm nhận và bàn về phong cách sống của người Sài Gòn
- Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu Sài Gòn của tác giả
3. Giá trị nội dung
Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài văn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.
4. Giá trị nghệ thuật
- Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn
- Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài tùy bút của thể hiện tình cảm yêu mến và những hình ảnh ấn tượng bao quát chung của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện:
+ Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người
- Có thể chia làm ba đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… tông chi họ hàng): Nêu ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả
+ Phần 2 (tiếp… leo lên hơn trăm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn
+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn
Câu 2 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
+ Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt
+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh
→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn
- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp
+ Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ
+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn
- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:
+ Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.
+ Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.
+ Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.
Câu 3 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:
+ Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn
+ Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị
+ Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết
+ Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.
Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.
Câu 4 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:
- Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn
- Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn
→ Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.
Câu 5 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nghệ thuật tiêu biểu của bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu
+ Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn
+ Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
Luyện tập
Bài 1 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố ( Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội ( Hoàng Thy)
Bài 2 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trong tâm trí mọi người quê hương luôn là nơi đẹp đẽ, nâng đỡ con người khôn lớn. Quê hương in sâu vào trái tim mỗi người từ lời hát ru của mẹ của bà, từ những ngày cắp sách tới trường trên con đường nhỏ… Quê hương là nơi che chở, nuôi dưỡng, cho ta, vì thế hai tiếng “quê hương” thật tự hào, xúc động. Quê hương ghi dấu biết bao điều tốt đẹp, làm hành trang nâng đỡ cho con người vươn cao, vươn xa tới những chân trời mới.