Bài soạn "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
Đe-ni-ơn Đi-phô ( 1660-1731) : là nhà văn Anh, sinh ở Luân Đôn. Ông là nhà văn có tư tưởng tiến bộ, thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng như: Rô-bin-xơn Cru-xô, Thủ lĩnh Xinh-gơ-tơn, Đại tá Jêc, Rô-xa-na,...
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Văn bản này được trích từ tác phẩm nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô
Hình thức: Viết dưới hình thức tự truyện
Tóm tắt: Robinson là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và những nỗi hiểm nguy. Một ngày cuối tháng 9, năm 27 tuổi, Rô- Bin-Xơn quê ở miền Y-ooc-sai nước Anh, bị bão đánh đắm tàu, một mình sống sót trôi dạt vào đảo hoang, không có dấu chân người. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày Rô- Bin- Xơn khi ấy đã 55 tuổi mới trở về được nước anh. Đoạn trích là câu chuyện những ngày tháng Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang khoảng 15 năm
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 129 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Xét xem nếu phải tách doạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ỏ chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần
Bố cục:
Phần 1 (Từ đầu....... của chúng tôi dưới đây): Rô-bin-xơn tự cảm nhận về chân dung của mình
Phần 2 (tiếp theo ....... chẳng khác gì áo quần của tôi): trang phục của Rô-bin-xơn.
Phần 3 (Từ “Quanh người tôi…” đến “bên khẩu súng của tôi”): trang bị của Rô-bin-xơn.
Phần 4 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn.
Câu 2: trang 129 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nêu xem xét từ góc độ nhân vật xưng "tôi" tự kể chuyện mình.
Bài làm:
Trong truyện, phần tả diện mạo của Rô-bin-xơn tác giả lại xếp sau cùng. Xét về độ dài, nó cũng chiếm một số dòng ít ỏi (hơn mười dòng).
Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện. Chuyện được kể từ ngôi thứ nhất xưng" tôi". Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy mà thôi, điển hình là bộ ria mép. Ngược lại, các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kỹ. Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bằng cách kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn như vậy, tác giả có thể miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của bạn đọc.
Câu 3: trang 129 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự hoạ ấy ra sao?
Bài làm:
Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết miêu tả chân thực tạo nên bức của bức chân dung tự hoạ vô cùng sống động. Những năm tháng trôi dạt ngoại đảo xa ấy, khí hậu khắc nghiệt, trang phục thiếu thốn, mọi trang phục của chàng hầu hết đều bằng da dê: "bộ quần áo" là những tấm da dê buộc túm lại, ủng cũng bằng da dê, thậm chí cả bao đựng đạn cũng bằng da dê. Bên cạnh đó là những vật dụng khác: dao kiếm, cưa, rìu... Chỉ qua trang phục và các vật dụng chàng mang trên người cũng đủ thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn khi đó vất vả, khó khăn như thế nào. Thế nhưng với những gì còn sót lại sau vụ đắm tàu, có trong mình khẩu súng, Rô-Bin-Xơn đã bắt tay vào một cuộc sống mới nơi đảo hoang. Bằng cách săn bắn, Rô-bin-xơn đã duy trì được cuộc sống trong bao nhiêu năm và có cả da dê để làm trang phục nữa. về sau, chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm. Chàng còn bầy được cả dê về nuôi cho chúng sinh sản. Nơi rùng hoang, chàng còn phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm thú dữ bệnh tật. Qua những chi tiết miêu tả, cách kể chuyện tự họa, cho ta thấy một nghị lực phi thường,tinh thần lạc quan, sáng tạo, lao động cải biến hoàn cảnh, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.
Câu 4: trang 130 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua các bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhân vật?
Bài làm:
Cuộc sống của Rô-bin-xơn gay go như vậy, nhưng khi khắc hoạ chân dung của mình, chàng không lần nào thôi ra lời than phiền đau khổ mà chàng rất lạc quan bất chấp gian khổ. Rô-bin-xơn trong bộ trang phục kì dị, chẳng khác nào người rừng, lại kèm theo các đồ nghề lỉnh kỉnh những rìu với cưa, trông càng kì quái hơn. Nhưng bức chân dung ấy lại hiện lên trước mắt chúng ta như một vị chúa đảo trị vì trên đảo quốc của mình. Đoạn Rô-bin-xơn nói vồ bộ ria mép của mình với giọng kể hài hước đã thể hiện rõ thêm tinh thần lạc quan của chàng. Chàng kể về cách chăm sóc, xén tỉa bộ ria mép ra sao. Chàng còn hài hước so sánh bộ ria mép to tướng, vểnh cao ấy vđi cái mắc để treo mũ. Rô-bin-xơn rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Một người khác ở vào hoàn cảnh ấy có lẻ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi rồi chết. Rô-bin-xơn không như vậy. Chàng bám chắc lấy cuộc sống, không phải chỉ là để sống lay lắt, mà luôn luôn phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt hơn. Chàng không để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục được thiên nhiên.