Bài soạn "Phong cách ngôn ngữ khoa học" số 2
Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học:
a. Văn bản đó trình bày nội dung khoa học về lịch sử văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể là:
- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
+ Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.
+ Những đặc điểm cơ bản
- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
- Những chuyển biến và một số thành tựu.
b. Văn học đó thuộc ngành khoa học xã hội.
c. Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học
- Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.
- Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)
Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường:
Thuật ngữ khoa học - Từ ngữ thông thường
Điểm: Đối tượng cơ bản của hình học.- Nơi chốn, địa điểm.
Đường thẳng: Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau.- Không bị giới hạn, không quanh co, uốn lượn.
Đoạn thẳng: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau. - Đoạn không gồ ghề, cong queo.
Mặt phẳng: Một mặt phẳng chứa các điểm nằm trên một mặt phẳng.- Bề mặt của một vật dụng không lồi lõm.
Góc: Góc của một vật nào đó. - Phần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa đường thẳng xuất phát từ một điểm.
Đường tròn: Một nét có hình dạng tròn. - Là đường bao của một hình tròn.
Góc vuông: Góc cạnh mà người nhìn dễ quan sát nhất. - Góc 90 độ
Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
- Đoạn văn mang nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương,…
- Tính lí trí, logic:
+ Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử.
+ Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.
+ Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm.
Câu 4 (trang 76 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Ví dụ:
Nước, không khí và đất đều là những tài nguyên vô giá trên Trái Đất. Chẳng những các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu mà còn quyết định sự sống của muôn loài, trong đó có con người. Nhiều thập kỉ qua, những yếu tố này đã bị xâm phạm một cách thô bạo và ngày càng cằn cỗi, cạn kiệt. Điều đó kéo theo những hậu quả nhãn tiền ập xuống cuộc sống của chính con người. Hiệu ứng nhà kính, hiện tượng En-ni-nô, động đất, sóng thần, các loài động vật quý hiếm tuyệt chủng… Tất cả chỉ là bước dạo đầu cho cuộc hủy hoại môi trường sống khủng khiếp trong tương lai nếu con người còn từ chối cơ hội sửa sai của mình đối với Trái Đất.