Bài soạn "Ông già và biển cả" số 6

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- O - nit Hê- ming -uê (1899- 1961): Sinh ra ở Oak Pác, bang I-li-noi, trong một gia đình trí thức.

- Được xem là một trong 2 nhà văn vĩ đại của nước Mĩ thế kỉ XX, để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.

+ Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-ming-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ về khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).Những ngọn đồi xanh Châu Phi,…

+ Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy, được viết theo “ nguyên lí tảng băng trôi”.


2. Tác phẩm

- Ông già và biển cả được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống.

- Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben.

- Đoạn trích nằm ở cuối truyện .

+ Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.

⇒ Tư tưởng chủ đạo: Niềm tin bất diệt vào con người


II. Hướng dẫn soạn bài Ông già và biển cả

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Qua các vòng lượn: Hình ảnh con cá với các vòng lượn (lặp đi, lặp lại)

- Vòng lượn vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng cũng rất mãnh liệt của con cá:

+ Nó cố gắng thoát khỏi sự níu kéo, bủa vây của người ngư phủ.

+ Nó cũng dũng cảm, kiên cường không kém gì đối thủ.

⇒ Sự cố gắng cuối cùng mãnh liệt trong cuộc đấu tranh sinh tồn của con cá.


Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

* Bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông lão đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.

- Về thị giác: Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây.
- Về xúc giác: Dù không trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan- ti-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó.
* Thông qua các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa (khi con cá còn đang cố vùng vẫy để chạy thoát) rồi đến gần hơn (khi nó gần kiệt sức và bị kéo về sát mạn thuyền).

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, mộ kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình. Ông vừa yêu quý con cá nhưng cũng lại muốn chinh phục nó cho kỳ được, ông còn gọi nó là “người anh em”. Con cá kiếm trong cuộc chiến đó, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận một cuộc đấu súng phẳng. Nó kéo ông lão ra khơi xa, thử thách ông lão. Ông lão chinh phục hành động ấy, thán phục nét đẹp kiêu hùng, cao cả của nó. Vì vậy, mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khao khát chiếm lĩnh cái đẹp.


Câu 4 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

* Hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó:

Con cá trước khi chết

Con cá sau khi chết

- Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão – một người đi biển cừ khôi cũng phải kinh ngạc

- Khôn ngoan, kiên cường và có sức chịu đựng tốt.

⇒ Con cá có sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ.

Dường như không chấp nhận cái chết, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng.

⇒ Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng.

* Biểu tượng của con cá kiếm:

- Khát vọng, lí tưởng của con người.

- Hành trình thực hiện ước mơ của con người.

- Hình ảnh cá kiếm chi chết: kết thúc chinh phục một khát vọng của con người ⇒ một hành trình mới lạ bắt đầu.

* Qua biểu tượng con cá kiếm gợi cho chúng ta bài học cần phải theo đuổi ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.


III. Luyện tập tác phẩm Ông già và biển cả

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

- Trong văn bản, nhiều lần tác giả sử dụng cụm từ lão (ông lão) nghĩ: 24 lần (15 lần trước và 9 lần sau khi giết con cá kiếm). Những hình thức này là dấu hiệu của hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật.

- Nhà văn xây dựng nhân vật ông lão là một nhân vật tâm trạng, một người khiêm tốn , biết lo xa và tài trí: có 18 lần nhà văn sử dụng cụm từ lão (ông lão), nói, lão hứa với tính chất đối thoại. Nhưng trong tác phẩm, những lời nói của ông lão cũng chính là những lời độc thoại nội tâm được đối thoại hóa. Ông lão tự phân thân nói với chính mình để tự động viên chính mình nỗ lực chiến đấu.

⇒ Thể hiện sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của ông lão. Qua đó, Hê - Minh - Uê ca ngợi vẻ đẹp về con người: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.


Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Cách dịch Ông già và biển cả tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Sự đối lập giữa hai đối tượng một người già cả >< biển lớn mênh mông, dữ dội. Tiêu đề nói lên: sức lực có hạn của con người >< cái vĩ đại bất tử của thiên nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |