Bài soạn "Ôn tập về văn bản thuyết minh" số 4
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu 1. Văn bản thuyết minh có vai trò, tác dụng thế nào trong đời sống?
Trả lời: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức, thông tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu và giải thích vấn đề.
Câu 2. Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật của văn bản tự sự là kể lại, thuật lại sự việc.
Đặc điểm nổi bật của văn bản miêu tả là dùng lời lẽ để vẽ lại quang cảnh, sự vật một cách thật sinh động làm cho các hình ảnh như hiện ra trước mắt người đọc.
Đặc điểm nổi bật của văn bản biểu cảm là thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.
Đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận là dùng lí lẽ, dùng cách lập luận khoa học, chặt chẽ để lí giải các vấn đề.
Đặc điểm nổi bật của văn bản thuyết minh là giới thiệu sự vật, hiện tượng giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của chúng.
Câu 3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
Trả lời:
- Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát kĩ sự vật, sự việc theo yêu cầu “mắt thấy tai nghe”.
Người viết văn bản thuyết minh cần phải tìm tòi nhiều tư liệu liên quan để tham khảo, nhờ đó mà có được nhiều kiến thức và tư liệu chính xác sẽ dùng đến trong khi viết.
- Bài văn thuyết minh, tùy theo các đề tài khác nhau, cần làm nổi bật những điểm đặc sắc về quang cảnh, về tính chất, về nguyên nhân, về lai lịch, về giá trị, về tầm quan trọng... của sự vật, sự việc.
Câu 4. Những phương pháp thuyết minh nào thường được vận dụng?
Trả lời: Các phương pháp thuyết minh sau đây thường được vận dụng:
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
b) Phương pháp liệt kê.
c) Phương pháp nêu ví dụ.
d) Phương pháp dùng số liệu.
e) Phương pháp so sánh.
f) Phương pháp phân loại, phân tích.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy nêu cách lập luận và lập dàn bài đối với các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ đùng.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
c) Giới thiệu một văn bản, một thể loại văn học.
d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm).
Bài giới thiệu (tham khảo)
a) Giới thiệu một đồ dùng
Giới thiệu cái máy giặt (Dàn bài)
Mở bài: - Mẹ em mới mua về một cái máy giặt nhãn hiệu Sanyo.
- Mục đích mua: Để bớt đi một phần công việc trong nhà.
Thân bài: - Hình dáng cái máy giặt: hình khối chữ nhật.
- Màu sơn: trắng sữa.
- Cấu tạo: Máy có nắp mở ở phía trên. Dây điện và ống dẫn nước ở phía sau. Vòi xả nước ở phía dưởi.
- Cách sử dụng máy: Mở nắp - bỏ quần áo vào - đổ xà bông vào - đậy nắp - hạ ống xả xuống thấp - cắm điện - ấn nút trên bảng điều khiển cho máy hoạt động. Khi giặt xong, máy tự động ngắt điện. Sau khi nghe những âm thanh tín hiệu báo là công việc đã hoàn tất, mở nắp lấy quần áo ra phơi rồi lại đậy máy lại.
Kết bài: Nói về sự tiện lợi của máy giặt.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
Các em xem lại bài Động Phong Nha, trang 144 SGK Ngữ Văn G tập2.
c) Giới thiệu một thể loại văn học.
Câu 2. Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:
a) Giới thiệu một đồ dùng.
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
c) Giới thiệu một văn bản, một thể loại văn học.
d) Giới thiệu một loài hoa hoặc một cây như cây chuối, cây na.
e) Giới thiệu một loài động vật.
f) Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam.