Bài soạn "Nỗi thương mình" trích "Truyện Kiều" số 4
Câu 1:
Đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:
Đoạn 1 (bốn câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều.
Đoạn 2 (tám câu tiếp theo): Thái độ, tâm trạng và nỗi niềm của Thuý Kiều trước cảnh sống lầu xanh.
Đoạn 3 (tám câu còn lại): Cảnh vật diễn tả nỗi cô đơn, đau khổ của Thuý Kiều.
Câu 2:
Ý nghĩa của bút pháp ước lệ:
Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình cụ thể qua chi tiết, hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần
Bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực qua việc miêu tả cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm).
Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).
Câu 3:
Bướm lả >< ong lơi ; cuộc say >< trận cười ; sớm…>< tối… -> nhấn mạnh sự bẽ bàng của Kiều.
Khi tỉnh rượu >< lúc tàn canh ; Khi sao phong gấm… >< Giờ sao tan tác…; gió >< sương ; bướm chán >< ong chường ; mưa Sở >< mây Tần -> Đối lập giữa quá khứ êm đềm và hiện tại nghiệt ngã, Kiều đay nghiến cho thân phận mình.
Câu 4:
Đoạn trích góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái "ta" nhiều hơn cái "tôi").
Đoạn trích làm nên những giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, thể hiện cuộc sống những người phụ nữ thời xưa thường được giáo dục phải an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục => trong đoạn trích, khi Thúy Kiều "Giật mình mình lại thương mình xót xa" đã bao hàm ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.
Câu 5:
Đoạn trích góp phần lí giải câu nói của Kim Trọng : “lấy hiếu làm trinh”, vì chữ “hiếu”, Kiều đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải đời đau khổ. Nhưng “Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của nàng vẫn thanh cao, không vẩn đục giữa dòng đời nhem nhuốc bụi trần. Nỗi thương mình là một đoạn trích diễn tả sự thanh cao ấy của Kiều trong chốn lầu xanh đầy bụi.