Bài soạn "Những chiếc lá thơm tho" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) số 5
Dàn ý Phân tích Những chiếc lá thơm tho
Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm
Thân bài:
- Tuổi thơ trong tâm trí của nhân vật tôi được hiện về như thế nào?
- Hình ảnh người bà trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ của nhân vật tôi.
- Hình ảnh những chiếc lá thơm tho có liên hệ gì với người bà.
Kết bài: Cảm nhận về bài thơ.
Phân tích Những chiếc lá thơm tho
Tuổi thơ ai cũng từng được đắm chìm trong vô vàn những trò chơi tinh nghịch thuở nhỏ, những lần ham chơi với chúng bạn quên cả về, là những lần trốn học ra bờ sông bắt cá. Nhưng với tác giả Trương Gia Hòa với tác phẩm “Những chiếc lá thơm tho” thì hình ảnh về người bà, về những chiếc lá thơm tho của mà vẫn mãi là những ký ức tuyệt đẹp nhất in sâu trong tâm trí của tác giả. Đó là tình cảm yêu mến dành cho người bà kính yêu của mình, cũng vừa là những hồi ức không bao giờ quên.
Tuổi thơ của những đứa trẻ làng quê có lẽ luôn gắn liền với những thứ mộc mạc, giản dị. Đối với nhân vật tôi là được ở bên bà, được chơi cùng những chiếc lá với đủ mọi màu sắc. Cây cối luôn hiện hữu rất nhiều trong các làng quê ở Việt Nam, mỗi bộ phận đều có công dụng riêng và đặc biệt nhất chính là những chiếc lá. Người bà với bàn tay khéo léo của mình, chỉ cho nhân vật tôi cách làm con cào cào bằng lá dứa, lồng đèn bằng lá cau kiểng, lá xoài thì làm đầu trâu. Mỗi lá thì đều là được những thứ đồ chơi thú vị. Những thứ ngộ nghĩnh đó, giúp cho tuổi thơ của tôi thật nhiều màu sắc. Trong tâm hồn của một đứa trẻ, được chỉ cách làm những thứ đồ chơi này, được tận mắt nhìn thấy thì thật thích biết bao. Người bà vẫn luôn bên cạnh cháu mình, chỉ cho cháu làm những thứ đồ chơi tuổi thơ mà tuổi thơ của chính bà cũng đã từng làm những thứ đó.
Tác giả liệt kê ra rất nhiều những loại lá, những loại lá đó cũng gắn liền với nhân vật tôi mỗi lúc bị ốm. Khi ốm lúc nào cũng ở bên cạnh bà, được bà thương, để được nhõng nhẽo. Câu văn “bà sẽ thương mình “đứt ruột” cho thấy tình cảm thắm thiết mà bà dành cho đứa cháu thân yêu của mình. Ngoài chỉ cháu chơi những thứ đồ chơi từ lá, bà còn lấy lá làm nồi xông cho cháu khỏi ốm. Nhân vật tôi thì được làm nũng với bà, được lau mồ hôi lên người bà. Chính nhờ tình yêu, sự quan tâm chăm sóc của bà mà cháu đã khỏi ốm. Để rồi tận khi đã lớn, cũng bị ốm nhưng lại không nhanh khỏi như khi ở bên cạnh bà. Không chỉ do những nồi lá xông của bà mà có lẽ, chính sự hiện hữu của bà lúc đó, sự ỷ lại vào bà cũng là một liều thuốc tinh thần giúp cháu nhanh khỏi ốm.
Những chiếc lá thơm của bà như là thứ kỉ niệm ngọt ngào xuyên suốt hành trình tuổi thơ của nhân vật tôi. Nó gắn với những kỉ niệm đẹp không chỉ giữa bà và cháu, mà bà còn mang những chiếc lá thơm với hành trình về cát bụi của ông nội. Thế là cháu lại có thêm những kí ức tươi đẹp về tình cảm của ông bà của mình. Ngay lúc ông sắp ra đi, bà đã dùng những cái lá tràm phơi khô. Bà tự tay làm tất cả, như là tình cảm giản dị mà sâu sắc bà muốn dành cho ông. Chắc khi ông ra đi cũng sẽ vui lắm, hạnh phúc vì có người bạn đời chăm lo ân cần cho mình. Nhân vật tôi ngưỡng mộ tình cảm ông bà dành cho ông. Tình cảm của nhân vật tôi dành cho bà của mình làm ta nhớ đến tác phẩm “Hương khúc” của Nguyễn Quang Thiều. Trong tác phẩm này ngoài tình cảm trân quý, yêu thương mà mà tác giả dành cho chiếc bánh khúc gắn liền với cả tuổi thơ của mình. Đặc biệt trong kí ức tuổi thơ ấy còn in bóng dáng của bà. Cả hai tác giả đều dành những tình cảm sâu nặng cho bà của mình, hình ảnh của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ không bao giờ quên.
Đọc tác phẩm “Những chiếc lá thơm tho” của tác giả Trương Gia Hòa ta như được chìm đắm trong những kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Sống với bà là những kỉ niệm không bao giờ quên, đó có lẽ là khoảng kí ức hạnh phúc và vui vẻ nhất. Hình bóng của bà sẽ đi theo trong suốt hành trình tuổi thơ của nhân vật tôi và để thấy rằng nhân vật yêu bà rất nhiều. Như một nhà văn từng nói rằng “ Đối với tôi đó là những tháng ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất”.