Bài soạn "Nhân vật giao tiếp" số 5

Câu 1 trang 18 SGK văn 12 tập 2:

a. Các nhân vật giao tiếp có cùng lứa tuổi, tầng lớp xã hội: những người lao động nghèo và khác nhau về giới tính

b. Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe, có sự luân phiên lượt lời

Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng đến các bạn gái khác

c. Các nhân vật giao tiếp đều bình đẳng về vị trí xã hội

d. Lúc đầu, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là xa lạ, không quen biết, nhưng họ đã nhanh chóng thiết lập được quan hệ thân mật, gần gũi

e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính... đã chi phối đến lời nói của các nhân vật:

Họ cười đùa nhưng đều nói chuyện làm ăn, công việc
Họ nói năng luôn có sự phối hợp với cử chỉ, điệu bộ
Lời nói mang tính chất khẩu ngữ


Câu 2 trang 20 SGK văn 18 tập 2:

a. Các nhân vật trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng, Chí Phèo

Bá Kiến nói với Chí Phèo là nói với một người nghe. Còn khi nói với mấy bà vợ, dân làng, Lí Cường là nói cho nhiều người nghe

b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:

Với mấy bà vợ: Bá Kiến là chủ gia đình nên quát
Với dân làng: Bá Kiến thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ trịnh trọng nhưng thực chất là đuổi
Với Chí Phèo: Bá Kiến vừa là ông chủ củ vừa là người đẩy Chí vào tù nên vừa thăm dò, vừa dỗ dành, vừa có vẻ đề cao, coi trọng
Với Lí Cường: Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất là để xoa dịu Chí Phèo
c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:

Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo
Dùng lời ngọt nhạt để vuốt ve Chí
Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí
d. Với chiến lược giao tiếp như thế, Bá Kiến đã đạt được mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo hung hãn là thế cuối cùng cũng bị khuất phục


Luyện tập Nhân vật giao tiếp

Câu 1 trang 21 SGK văn 12 tập 2:

Sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ:

Anh Mịch

Ông lí

Vị thế xã hội

Hạng cùng đinh, nghèo khổ, nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá

Là người, bề trên, có chức sắc, thừa lệnh quan bắt người dân đi xem bóng đá

Lời nói

Lời nói của kẻ bề dưới, van xin, cầu cạnh, khúm núm

Lời nói hống hách, hăm dọa với thái độ mặc kệ


Câu 2 trang 21 SGK văn 12 tập 2:

Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích: trước cùng một sự kiện, mỗi người quan tâm đến một phương diện và thể hiện điều đó trong lời nói của mình:

Chú bé: trẻ con nên chú ý cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh
Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc, khen với vẻ thích thú
Anh sinh viên: thường quan tâm đến hoạt động trí tuệ nên dự đoán về hoạt động diễn thuyết
Bác cu li xe: thấy đôi chân ngài bọc ủng mà ngao ngán với đôi chân trần của mình
Nhà nho: vốn thâm trầm, sâu sắc và ác cảm với “Tây dương” thì buông lời mỉa mai, chỉ trích
=> Kết hợp với ngôn ngữ là cử chỉ, điệu bộ, cách nói


Câu 3 trang 22 SGK văn 12 tập 2:

a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ làng xóm láng giềng thân tình

Chị Dậu xưng hô với bà cụ là: cụ- cháu
Bà lão với anh Dậu: bác trai, anh ấy
Chị Dậu: cảm ơn cụ, vâng, nhà cháu... => các từ ngữ thể hiện sự thân mật, kính trọng
=> Lời nói của bà cụ thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, còn lời chị Dậu thể hiện sự biết ơn, kính trọng

b. Sự tương tác về hành động nói theo các lượt lời của bà lão láng giềng và chị Dậu: hỏi thăm- cảm ơn, hỏi thăm về sức khỏe- trả lời chi tiết, mách bảo- nghe theo, dự định- giục giã

=> Hai nhân vật đổi vai luân phiên cho nhau

c. Lời nói và cách nói của hai nhân vật cho thấy họ là những người lao động nghèo khổ nhưng luôn cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau. Trong giao tiếp, ngôn ngữ của họ thể hiện sự tôn trọng và ứng xử có lịch sự

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |