Bài soạn "Người kể trong văn bản tự sự" số 5

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng tôi) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt ở khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện:

Giới thiệu nhân vật và tình huống.
Tả người và tả cảnh vật.


II. Đọc hiểu

1. Đọc đoạn trích từ tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

2. Trả lời câu hỏi:

a. Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, anh thanh niên và cô gái.

b. Người kể về nhân vật và sự việc trên, không xuất hiện, không phải là ba nhân vật: người hoạ sĩ già, anh thanh niên và cô gái vì:

Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể phải thay đổi hoặc xưng là tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó.
Nếu là một trong ba nhân vật trên thì người kể và lời văn phải thay đổi. Nhưng trong đoạn trích, ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng để miêu tả một cách khách quan: “chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại”…
c. Những câu giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ; Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy… là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Trong lời nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ những suy nghĩ, tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện, sở dĩ, trong lời nhận xét đó sử dụng ngôi kể ta, vì nó vừa là tiếng lòng của anh thanh niên, vừa là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó.

d. Có thể căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lòi văn để có thể nhận xét: Ngưòi kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.


B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Đọc đoạn trích từ tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng dẫn ở SGK, trang 194.

2. Trả lời câu hỏi:

a. So sánh đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa, cách kể trong đoạn trích Trong lòng mẹ có điểm khác:

Người kể chuyện là nhân vật tôi – chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau bao ngày xa cách.
Ngôi kể này có tác dụng giúp cho ngươi kể dễ đi sâu vào miêu tả tâm tư, tình cảm, những diễn biến tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật tôi. Tuy nhiên, ngôi kể này cũng có những điểm hạn chế, đó là khó miêu tả được tất cả các đối tượng, khó tạo ra được cái nhìn nhiều chiều và như vậy dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
b. Chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển thành đoạn văn khác. Chú ý khi chuyển thành đoạn văn khác, các nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phải phù hợp với ngôi thứ nhất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |