Bài soạn "Nghị luận trong văn bản tự sự" số 3
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 2 trang 137 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
Căn cứ vào định nghĩa này, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên.b) Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích, hãy trao đổi trong nhóm để hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Yếu tố nghị luận đã làm cho đoạn văn sâu sắc như thế nào?
(Gợi ý : Để thực hiện các yêu cầu trên, cần chú ý mấy điểm sau:
– Trong mỗi đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm gì?
– Để làm rõ luận điểm đó, người nói đã đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào?
– Các câu văn trong đoạn trích trên thường là loại câu gì? (miêu tả, trần thuật, khẳng định, phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: nếu…thì; không những…mà còn; càng…càng; vì thế…cho nên…)
– Các từ lập luận thường được dùng ở đây là gì? (tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên,…)
Trả lời:
a. Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích truyện Lão Hạc:
- Nêu vấn đề: nếu không cố để hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác đối với họ.
- Phát triển vấn đề:
+ vợ tôi không ác nhưng khổ quá.
+ khi người ta đau chân thì không còn không nghĩ đến ai được nữa.
+ cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp.
- Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Tóm lại: Đoạn văn nghị luận trên góp phần giúp người đọc hiểu rõ tính cách của nhân vật ông giáo (một người trí thức, thông cảm và thấu hiểu người nông dân), đồng thời làm sâu sắc thêm chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc
* Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán:
- Lập luận của Thuý Kiều:
+ Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ (Hoạn Thư)
+ Càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.
- Lập luận của Hoạn Thư:
+ Tôi là đàn bà, chuyện ghen tuông là chuyện bình thường.
+ Ngoài ra tôi đã đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo.
+ Tôi với cô có chồng chung, chưa dễ ai nhường cho ai.
+ Nhưng dù sao tôi cũng gây nên tội với cô, bây giờ chỉ trông mong vào sự độ lượng của cô.
Ta thấy: Lập luận sắc sảo của cả Kiều và Hoạn Thư cho người đọc rõ hơn tính cách 2 nhân vật, đồng thời học còn phải suy ngẫm về lẽ ứng xử ở đời.
b. Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự nói chung: tăng thêm chiều sâu cho tác phẩm, góp phần thể hiện rõ nét tính cách nhân vật và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.
Ghi nhớ:
Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến nhận xét, cùng những kí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1 trang 139 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
Trả lời:
Ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận. Không những thế, ông giáo còn thuyết phục bạn đọc, thuyết phục mọi người cố gắng tìm hiểu những người xung quanh để cảm thông và yêu thương họ.
Câu 2 trang 139 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ở đoạn trích (b) mục I.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: Khôn ngoan đến mực, mói năng phải lời? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều.
Trả lời:Nàng Kiều đã khen Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời” sau khi nghe Hoạn Thư kêu ca chạy tội. Những lời lập luận của Hoạn Thư đã thể hiện rõ điều đó:
- Tôi là đàn bà, chuyện ghen tuông là chuyện bình thường.
- Ngoài ra tôi đã đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo.
- Tôi với cô có chồng chung, chưa dễ ai nhường cho ai.
- Nhưng dù sao tôi cũng gây nên tội với cô, bây giờ chỉ trông mong vào sự độ lượng của cô