Bài soạn "Một thứ quà của lúa non: Cốm" số 6

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1 Tác giả

Thạch Lam là bút danh của nhà văn Nguyễn Tường Lân (1910 -1942), nhà văn nổi tiếng, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông có sở trường về truyện ngắn, là một cây bút tinh tế, nhạy cảm.


2. Thể loại

Tuỳ bút là thể văn gần với bút kí ở yếu tố miêu tả, ghi chép, nhưng thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.


3. Tác phẩm

Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã ca ngợi món quà riêng biệt của đất nước mang hương vị mộc mạc, thanh khiết của đồng quê; phát hiện nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc.


Bài văn Một thứ quà của lúa non: Cốm được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày khá bình dị, không mấy cao sang nhưng lại đậm đà hương vị riêng, thể hiện sự tinh tế, khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của đất kinh kì.

Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tùy bút – một thể loại kí. Lối viết của thể loại này tương đối phóng khoáng, nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như trong thơ trữ tình.

Có thể nói, tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con người được nhắc đến trong tùy bút tuy không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lý của dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ của tác giả, và tất nhiên cũng phải xác thực. Giá trị của tùy bút là ở những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm, được rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ riêng.


II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Bài tuỳ bút này, như nhan đề của nó, nói về một thứ quà của lúa non : cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận. Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Bài viết này có thể chia làm 3 đoạn:

a) Từ đầu đến thuyền rồng: Từ hương cốm, gợi nhớ cách làm và bán cốm.

b) Tiếp theo đến nhũn nhặn: Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm gắn với tục lệ tốt đẹp của dân tộc.

c) Phần còn lại: Bàn về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa


Câu 2. Tác giả đã mở đầu bài viết bằng cảm giác về hương thơm của lá sen trên hồ, gợi nhớ mùi của thức quà thanh nhã và tinh khiết. Từ đó tác giả miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý trong sạch của trời, nguyên liệu để làm cốm. cảm giác về hương thơm lá sen, về màu xanh cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa lắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ... đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn, ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm.


Câu 3. Tác giả đã nhận xét tục lệ sêu tết của nhân dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của cánh đồng. Đem cốm với hồng làm thành vật phẩm dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc quý giá, hài hoà, hương vị hoà hợp, nâng đỡ. Đó là một tục lệ tốt đẹp.


Câu 4. Nhận xét ấy của tác giả thật tinh tế và chính xác. Cốm là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó như một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương vị cồm là hương vị lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê, nội cỏ. Côm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành món quà, thành lễ phẩm rất độc đáo. Hơn thế nửa, nó còn gắn với phong tục văn hoá của chúng ta. Bánh chưng, bánh giầy gắn với sự thờ cúng tổ tiên và ngày tết. Còn cốm lại gắn với phong tục sêu tết trong hôn nhân. Cốm càng trở nên thức quà riêng biệt.


Câu 5. Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện ở chỗ: ăn cốm là thưởng thức, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức con người. Mua côm một cách có văn hóa thì sự thưởng thức sẽ trang nhã và đẹp hơn.


Câu 6. Sự tinh tế của Thạch Lam thể hiện rõ qua việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế cũng thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà của hồng với cốm về màu sắc, hương vị khi được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ. Đoạn bàn về cách thưởng thức cốm cũng cho thấy khả năng phân tích cảm giác của tác giả nhẹ nhàng mà sâu lắng. Phải là người am hiểu, là người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.


III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Có thể học thuộc đoạn đầu, hoặc đoạn từ "Cốm là thức quà riêng biệt" đến "Hồng cốm tốt đôi".

2. Một số câu thơ. ca dao nói về cốm:

- Sợi rơm vàng buộc gió

Lá sen gói sóng hồ

Nắng đa tình Bến Nghé

Phải lòng hương cốm thu.

(Nguyễn Vũ Tiềm)

- Gắng công kén hộ cốm Vòng

Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

(Ca dao)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |