Bài soạn "Miêu tả trong văn bản tự sự" số 3
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
Ví dụ: Đọc đoạn trích Hoàng lê nhất thống chí (sgk trang 91) và trả lời câu hỏi:
a. Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
b. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
c. Kể lại nội đung đoạn trích trên, có bạn nêu ra sự việc sau đây:
Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Nêu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
Trả lời:
a. Đoạn trích kể về trận đánh vào đồn Ngọc Hồi.
Trong trận đó, nhân vật vua Quang Trung là ngời chỉ huy trực tiếp.
b. Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:
Truyền lấy sáu….phủ kín
Hạng lính……chữ nhất
Dùng ống phun….hai mình
Khi gươm…….đánh
Thất chất……
Những chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện hình ảnh vua Quang Trung, sự thất bại của quân Thanh và thắng lợi của quân ta => làm cho đoạn văn thêm hấp dẫn, gợi cảm và sinh động.
c. Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, không làm nổi bật hình tượng của vua Quang Trung, vì chỉ đơn giản kể lại các sự kiện.
So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động nhờ những yếu tố miêu tả. Rõ ràng, yếu tố miêu tả có vai trò rất quan trọng trong văn bản tự sự. Nếu không có nó, văn bản chỉ gồm các sự việc trần trụi, khô khan ghép lại vơi nhau.
Ghi nhớ: Trong văn tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
Luyện tập
Câu 1: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích ...
Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thuý Kiều, tr. 81 và Cành ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
Trả lời:
Đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”
Tả cảnh: “êm đềm trưởng rủ màn che”
Tả người: Những câu thơ còn lại trong bài bao gồm tả vẻ đẹp chung của hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và Thúy Kiều.
=> Tác giả sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thuý Kiều: đó là vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều
Đoạn trích: “Cảnh ngày xuân”
Tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang…
Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
=>Tác giả tả cảnh mùa xuân bằng chi tiết đặc sắc, cụ thể để tạo nên một mùa xuân đẹp, đầy sức sống. Các hình ảnh tả cảnh đã làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân với sự tinh khiết, trong trẻo.
Câu 2: Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn ...
Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh mùa xuân.
Trả lời:
Nhân tiết Thanh minh, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi du xuân. Cảnh ngày xuân thật là đẹp. Từng đàn chim én bay đi bay lại nhịp nhàng trên bầu trời như chiếc thoi đưa. Những bãi cỏ khô héo được hồi sinh phủ lên một màu xanh tít tắp tận chân trời. Những cành lê khoác trên mình một bộ cánh trắng muốt thướt tha, kiều diễm. Cỏ xanh, lê trắng hòa vào một, tạo nên bức tranh thiên nhiên trong sáng và tinh khôi. Mọi người đi chơi xuân nhộn nhịp, sôi động. Cô gái nào cũng sắm cho mình một bộ quần áo thật đẹp, thật sang. Những trai tài, gái sắc ríu rít như chim yến chim oanh. Ngựa xe qua lại đông đúc, nhộn nhịp. Chị em Thúy Kiều cùng hòa mình vào không khí đó. Đi chơi xuân nhưng mọi người không quên những đã khuất. Họ đốt vàng mã, vó rắc hi vọng rằng người đã khuất cũng sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc ở thế giới bên kia…Bóng chiều đã ngã về tây, chị em Thúy Kiều thơ thẫn dang tay ra về. Chân bước đi mà lòng còn luyến tiếc buổi du xuân.
Câu 3: Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình
Trả lời:
Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc đầy mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng – hoa - tuyết - ngọc cũng phải thua, phải nhường.
So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh ; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.