Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn chứng minh" số 2

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Mỗi học sinh hãy viết một đoạn văn ngắn theo một trong số các đề sau đây:

Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.

Đề 2: Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm mà ta không có”.

Đề 3: Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Đề 4: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

Đề 5: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.

Đề 6: Chứng minh rằng Bác Hồ là người yêu cây cối.

Đề 7: Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.

Đề 8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.


II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP

Dựa vào những kiến thức đã học trước về Cách làm văn lập luận chứng minh, các em hãy tham khảo hướng dẫn một số đề bài gợi ý ở trên:

Đề 1:

- Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều thứ để học hỏi: học bạn việc tốt, học bạn cách làm hoa đẹp, học bạn về tính chăm chỉ… nhưng học hỏi không chỉ ngày một, ngày hai mà là phải học lâu dài, học cả cuộc đời.

- Để có thể tiếp thu và học hỏi tốt chúng ta không thể không có những phương pháp học tập hay và đúng đắn.

- Đó cũng chính là điều ông cha ta muốn nhắn nhủ qua câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là gì ?

+ Con người chúng ta cần phải biết rèn luyện, học hỏi mọi điều xung quanh.

- Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào.

=> Ý kiến đó tuy đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy.

- Tán thành phần đúng trong ý kiến của bạn đó nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được chứng minh.


Đề 2:

- Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có.

+ Ta là người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.

+ Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc - hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: lòng nhân ái, lòng vị tha, ý chí vươn lên…

- Văn chương hình thành trong ta những tình cảm ấy:

+ Qua cốt truyện, chủ đề, tư tưởng của truyện mà ta rút ra.

+ Ta đọc nhiều nên ngấm dần và tạo sự thuyết phục.

- Cảm xúc và tâm trạng của em mỗi lần đọc xong một tác phẩm.


Đề 3: Dàn ý tham khảo:

a. Mở bài: Nêu vấn đề và xuất xứ của vấn đề cần bàn luận (ý kiến của Hoài Thanh trong bài Ý nghĩa văn chương: văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có.”).

b. Thân bài: Dùng lý lẽ và dẫn chứng lấy từ văn học để làm rõ ý kiến: văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

- Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:

+ Văn chương là những sáng tạo của nhà văn, nhà thơ thành tác phẩm văn học cho mọi người đọc, thưởng thức và suy ngẫm.

+ Văn chương tác động kì diệu đến tình cảm của người đọc: luyện những tình cảm ta sẵn có. Những tình cảm ta sẵn có là những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận,… ta đã từng trải qua, nhưng còn hạn hẹp. Nói văn chương làm giàu thêm, sâu sắc thêm những tình cảm vốn có của người đọc.

- Chứng minh sức mạnh “luyện những tình cảm ta có sẵn” của văn chương.

+ Văn chương khi phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người, đã làm giàu thêm, sâu sắc thêm năng lực chia sẻ buồn vui với mọi người: Ca dao mở rộng tình yêu quê hương, đất nước; làm sâu sắc thêm tình quê sâu nặng (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê); mở rộng tình yêu thiên nhiên và người yêu nước (Rằm tháng giêng, Cảnh khuya); tình bạn (Bạn đến chơi nhà); thương cảm thân phận người phụ nữ (Những câu hát than thân, Truyện Kiều); chia sẻ nỗi buồn (Cuộc chia tay của những con búp bê), và sự bất hạnh (Cô bé bán diêm); căm ghét thói tham lam (Ông lão đánh cá và con cá vàng); sự bội bạc (Thạch Sanh),…

+ Văn chương phản ánh quan điểm, tư tưởng tốt đẹp của con người, mở rộng tình yêu và nhiệt tình của người đọc đối với nhân dân, lịch sử như tình yêu nước, (Lòng yêu nước của nhân dân ta), yêu tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt giàu và đẹp); quý trọng nhân tài đất nước (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo Bình Ngô,…).

+ Văn chương nâng cao sự thích thú tiếp xúc với vẻ đẹp của lời nói: Ngôn từ đẹp, hình ảnh đẹp, vần điệu nhịp nhàng (lục bát, tứ tuyệt, văn biền ngẫu,…)

c. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của văn chương trong việc làm giàu, làm sâu sắc thêm tình cảm tốt đẹp của con người.

- Nêu nhận thức của bản thân về việc đọc văn, học văn.


Đề 4:

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống. Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vô cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.


Đề 5:

Không hề là ngẫu nhiên, vô tình, cũng không phải Bác Hồ là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà các em thiếu nhi lại kính yêu Bác như vậy. Các em thiếu nhi của Việt Nam đều vô cùng thuần khiết, trong sáng nên khi các em đã dành những tình cảm tha thiết, sự kính yêu vô bờ với ai đó thì chứng tỏ người nhận tình yêu ấy của các em cũng vô cùng tuyệt vời, sẽ quan tâm và dành những tình cảm tương tự cho các em. Đúng vậy, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là người Bác vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi.

Mặc dù lúc nào Bác cũng bận rộn với việc nước, việc dân nhưng Bác luôn dành ra những thời gian đặc biệt để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến cả hoạt động học tập, phát triển của các em. Cũng vì vậy mà không biết từ lúc nào, Bác Hồ đã trở thành một người mà các em thiếu nhi Việt Nam yêu quý nhất. Trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và cả niềm tin mãnh liệt vào các em – thế hệ tương lai của đất nước. Vào mỗi dịp khai trường, Bác luôn dành thời gian để cùng đến tham dự với các em thiếu nhi, nếu không thể đến dự thì Bác sẽ viết thư để gửi lời chúc đến các em. Đây cũng là lí do mà dù Bác không còn nữa nhưng vào mỗi dịp khai trường, các trường học lớn nhỏ trên cả nước đều đọc thư Bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường.


Đề 6:

Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.

Chính Bác đã nhờ một đồng chí cuộn tròn chiếc rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bén rễ và phát triển rất tốt. Có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cả chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.

Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.


Đề 7:

Tham khảo dàn ý:

a) Mở bài: Giới thiệu về Cần phải chọn sách mà đọc.

b) Thân bài: Chứng minh cần phải chọn sách mà đọc

* Vai trò của sách mang lại:

- Sách chứa những kiến thức cần thiết cho cuộc sống mà chúng ta cần

- Sách là cánh cửa mở đường cho tương lai chúng ta

- Sách giúp ta có được những cảm xúc không có ở đời thực

- Sách giúp ta giải trí, giải tỏa những tâm tư, tình cảm và cảm xúc

- Sách là người bạn thân thiết cho những ai yêu sách

* Nếu chúng ta chọn sai sách để đọc:

- Không hiểu rõ được những gì sách mang lại

- Không cảm giác được tầm quan trọng của sách mang lại

- Không cảm thấy thư giản và thỏa mái kho đọc sách

- Sẽ trở nên rối bời, không vận dụng được những gì trong sách đã đọc

* Nếu chọn đúng sách để đọc:

- Sẽ vận dụng được những kiến thức mà sách mang lại

- Mang lại sự thoải mái và yêu đời

- Yêu cuộc sống, cuộc đời hơn

- Có được cảm xúc không thể có trong tự nhiên

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Cần phải chọn sách để đọc.

Đề 8: Tham khảo dàn ý sau:

a) Mở bài: Nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề.

– Môi trường sống thế giới đang ngày càng ô nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động trong đó con người là tác nhân chính.

– Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.

b) Thân bài

* Nêu lên thực trạng môi trường hiện nay

– Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng do chính con người gây nên.

– Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ung thư…

* Chứng minh khi con người tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân

– Các thành phố lớn chất thải dân cư, chất thải y tế… không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.

– Khí thải xe máy, ô tô, ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.

– Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon…

– Nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,... ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.

– Khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.

=> Nêu lên nhiều dẫn chứng khác và đi kèm là những tác hại trực tiếp mà con người tạo ra cho thiên nhiên để làm rõ nhận định bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta.

* Hành động của con người

– Kêu gọi con người hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.

– Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

– Tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển,... để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

c) Kết bài

– Bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

– Hãy hành động thiết thực ngay từ hôm nay không bao giờ là quá muộn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |