Bài soạn "Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự" số 3

I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1: (Trang 58 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Tìm hiểu các tình huống sau:

a) Tuần trước do bị ốm, em không được cùng các bạn trong lớp xem bộ phim Chiếc lá cuối cùng (dựa theo truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri). Em muốn nhờ bạn kể lại bộ phim đó một cách vắn tắt.

b) Để nắm chắc nội dung Chuyện người con gái Nam Xương, cô giáo yêu cầu tất cả học sinh phải đọc và tóm tắt được văn bản ấy trước khi học trên lớp.

c) Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học, em được phân công giới thiệu một tác phẩm văn học mà em yêu thích. Công việc cần làm trước khi phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật là phải tóm tắt văn bản.

Trả lời:

Tóm tắt tác phẩm tự sự là thao tác cần thiết để nắm được nội dung chính của một câu chuyện. Có thể gặp yêu cầu tóm tắt trong nhiều tình huống cụ thể, ví dụ:

(a) Tuần trước do bị ốm, bạn em không được cùng lớp xem bộ phim Chiếc lá cuối cùng (dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Ô. Hen-ri), bạn nhờ em kể lại câu chuyện trong bộ phim đó một cách vắn tắt.

(b) Để nắm chắc nội dung Chuyện người con gái Nam Xương, cô giáo yêu cầu em và các bạn phải đọc và tóm tắt được tác phẩm này trước khi học trên lớp.

(c) Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học, em được phân công thuyết minh, giới thiệu về một tác phẩm tự sự mà mình yêu thích. Công việc cần làm trước khi phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật là phải tóm tắt tác phẩm.


Câu 2: (Trang 58 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Trong cả ba tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.

b) Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.

Trả lời:

Tìm hiểu các tình huống và trả lời yêu cầu:

a) Trong cả ba tình trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Nó quan trọng và cần thiết bởi phải tóm tắt nôi dung yêu cầu mới có thể biết được mình phải làm công việc gì và tóm tắt mới hiểu được nội dung cơ bản. Hiểu được văn bản của mình thì mình mới có thể vận dụng nó bằng kiến thức của mình để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất và chính xác.

b) Những tình huống khác trong cuộc sống cần vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự như:

– Lớp trưởng báo cáo một nội dung vi phạm nội quy.

– Chú bộ đội kể chuyện bắt được tên trộm xe.


II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1: (Trang 58 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Để tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, có bạn nêu lên các sự việc và nhân vật chính sau đây:

– Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) ở nhà.

– Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.

– Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ.

– Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng giang tự vẫn.

– Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn.

– Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.

– Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.

Hãy cho biết:

a) Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?

b) Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?

Trả lời:

Các sự việc chính nhìn chung khá đầy đủ. Tuy nhiên còn thiếu sự việc quan trọng là một tối ngồi, thấy bé Đản trỏ cái bóng của mình mà bảo đó là cha Đản lại đến, Trương Sinh hiểu ra vợ bị oan. Đấy là chi tiết cởi nút. Bé Đản gieo mối nghi ngờ thì chính bé là người gỡ mối nghi ngờ đó một cách tự nhiên, hợp lí.


Câu 2: (Trang 59 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương trong khoảng 20 dòng.

Trả lời:

Tóm tắt ngắn gọn “Chuyện người con gái Nam Xương”:

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, một đêm hai cha con Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là cha nó vẫn đến đêm đêm. Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.


Câu 3 (Trang 59 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản?

Trả lời:

Có thể rút ngắn bản tóm tắt lại:

Xưa có chàng Trương Sinh phải đi lính khi vừa cưới vợ xong. Lúc trở về, chàng nghe lời con dại nghi oan cho vợ không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình tự vẫn ở sông Hoàng Giang. Một đêm khi ngồi với con trai bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng nói đấy là cha nó vẫn đến đêm đêm. Trương Sinh vỡ lẽ ra là vợ mình bị oan ức. Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung. Phan Lang được trở về trần gian, kể lại lời nhắn của Vũ Nương. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện lên nhưng không về trần gian nữa.


III. Luyện tập

Câu 1 – Luyện tập (Trang 59 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (Lão hạc, Chiếc lá cuối cùng,…) và một văn bản sẽ học ở bài 5 Ngư văn 9 (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hoặc Hoàng Lê nhất thống chí).

Trả lời:


– Tóm tắt văn bản Lão Hạc :

Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Sau một trận ốm dai dẳng, lão ko còn sức đi làm thuê nữa. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão bán con chó Vàng, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.


– Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng :

Xiu và Giôn –xi là hai họa sĩ nghèo sống với nhau hòa thuận. Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi, cô không chịu chữa trị, tuyệt vọng không muốn sống tiếp. Hằng ngày cô ngắm những chiếc lá thường xuân và đợi chiếc lá cuối cùng rơi là cô cũng lìa đời. Biết được ý định đó, cụ Bơ- men đã lặng lẽ vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào đêm mưa gió. Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng không rụng nên quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men thì chết vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng cứu sống Giôn-xi.

– Tóm tắt văn bản Hoàng Lê nhất thống chí :

Lo sợ trước sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân Tây Sơn Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông .Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc khải hoàn. Rạng sáng mùng 3 tết, đạo quân tiến sát và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hề biết ,nghĩa quân đại thắng. Lại nói về Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê, chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên người không kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gãy cầu phao, rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.


Câu 2 – Luyện tập (Trang 59 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến.

Trả lời:

Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về câu chuyện kể đó (thời gian, địa điểm, nhân vật tham gia)

Thân đoạn: Trình bày nội dung của câu chuyện

– Nguyên nhân dẫn đến sự việc

– Sự việc đó diễn ra như thế nào

– Kết quả của sự việc đó ra sao

Kết đoạn:

– Suy nghĩ của em về sự việc đó

– Liên hệ bản thân

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |