Bài soạn "Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh" số 3
I. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
1. Yêu cầu của luyện tập:
– Về nội dung thuyết minh: nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của cái quạt (cái bút, cái kéo, chiếc nón).
– Về hình thức thuyết minh: vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết vui tươi, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá,…Trả lời:- Về nội dung thuyết minh: nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đối tượng thuyết minh
- Về hình thức thuyết minh: vận dụng một số biện pháp nghệ thuật làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn.
2. Yêu cầu chuẩn bị:
- Đề bài: Thuyết minh về cái quạt
1. Mở bài: Giới thiệu chung về cái quạt
2. Thân bài:
a. Lịch sử ra đời của quạt.
b. Phân loại quạt trong đời sống.
c. Cấu tạo của chiếc quạt nói chung
d. Cách sử dụng và cách bảo quản quạt trong đời sống hằng ngày.
e. Giá trị của chiếc quạt...
3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về quạt trong đời sống hiện tại.
- Đề bài: Thuyết minh về cái kéo
1. Mở bài: Giới thiệu chung về cái kéo
2. Thân bài:
a. Lịch sử ra đời của kéo.
b. Phân loại kéo trong đời sống.
c. Cấu tạo của chiếc kéo nói chung
d. Cách sử dụng và cách bảo quản kéo trong đời sống hằng ngày.
3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về kéo trong đời sống hiện tại.
- Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón
1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón
2. Thân bài:
a. Lịch sử chiếc nón.
b. Cấu tạo của chiếc nón
c. Quy trình làm ra chiếc nón
d. Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón.
3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.
II. Luyện tập trên lớp:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho Tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô , từ đó quyết định nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
b. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14 -15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
c. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
d. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
e. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
g. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người. “ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
3. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.