Bài soạn "Lưu biệt khi xuất dương" số 2
I. Đôi nét về tác giả Phan Bội Châu
- Là nhà nho đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Ông học hành thi cử không phải để làm quan mà là để trang bị vốn hiểu biết, tạo uy tín chuẩn bị cơ sở cho hoạt động Cách mạng
- Phan Bội Châu là lãnh tụ các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Sào Nam văn tập, Phan Bội Châu niên biểu,....
- Phong cách nghệ thuật: văn chương là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước
II. Đôi nét về tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí
2. Bố cục
- Phần 1 (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
- Phần 2 (còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước
4. Giá trị nghệ thuật
- Giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, chất lãng mạn toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà thơ
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1:
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị hết sức đen tối: chủ quyền đất nước mất, phong trào Cần Vương thất bại
+ Chế độ phong kiến thất bại, kéo theo sự sụp đổ của hệ tư tưởng lỗi thời
- Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ, tư sản từ nước ngoài tới Việt Nam qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản, và Pháp
Vì thế các nhà nho yêu nước muốn thay đổi vận mệnh dân tộc
Câu 2
- Quan niệm về chí làm trai, tư thế, tầm vóc con người trong vũ trụ
+ Nam nhi phải lập công danh, làm chuyện đại sự, dám mưu đồ việc lớn
- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc:
+ Quan niệm phong kiến cho rằng tạo hóa sinh ra con người và chi phối số phận con người nên có tư tưởng thoái thác cho số mệnh trời định đoạt
+ Điểm mới mẻ, táo bạo trong tư tưởng Phan Bội Châu là sự chủ động xoay chuyển thời thế.
- Con người dám đối mặt với vũ trụ tự khẳng định mình, tự vượt lên cái mộng công danh thường gắn liền với hai chữ hiếu, trung
- Tác giả ôm khát vọng thay đổi xoay chuyển càn khôn, không chịu khuất phục trước số phận, hoàn cảnh
- Tác giả cho rằng chí làm trai gắn chặt với hoàn cảnh thực tế của nước nhà, vinh nhục gắn với sự tồn vong của dân tộc
- Ông đối diện với nền học vấn cũ để nhận thức chân lí: sách vở thánh hiền không giúp được trong buổi nước mất nhà tan
- Nhân vật trữ tình thể hiện được khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới
- Khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình hết sức lớn lao: bể Đông, cánh buồm, muôn trùng sóng bạc, con người được chắp thêm cánh vượt qua thực tại tăm tối
- Hình ảnh đẹp giàu chất sử thi, con người hăm hở tự tin đầy quyết tâm
Câu 3
Cách dịch trong câu 6 và 8 chưa diễn tả hết sự xuất thần trong thơ của Phan Bội Châu
Câu 6:
- nguyên tác “ Nguyện trục trường phong Đông hải khứ”- Mong muốn theo đuổi ngọn gió dài đi qua biển Đông, không được chú trọng đến ý thơ
- Nhà thơ ý thức được những gian khó, nhưng khao khát vượt qua (con người đuổi theo ngon gió dài đi qua biển Đông). Vũ trụ bao la ngàn đợt sóng bạc.
- Câu thơ số 6 làm mất đi đôi chút sự mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình
Câu 8:
Nguyên tác “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” - ngàn đợt sóng bạc cùng nhau bay lên
Câu thơ làm mất đi sự kì vĩ, lớn lao của không gian cũng hình ảnh “nhất tề phi” lãng mạn, hùng tráng
Câu 4:
Yếu tố tạo nên sự lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:
- Khát vọng thay đổi vận mệnh đất nước
- Tư thế kì vĩ, lớn lao, sánh ngang tầm vóc vũ trụ của con người
- Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với thử thách
- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng, sục sôi, hào hùng
LUYỆN TẬP
Hai câu thơ cuối trong bài Lưu biệt khi xuất dương diễn tả hình ảnh kì vĩ lớn lao, khắc họa được tầm vóc kì vĩ, phi thường của chủ thể trữ tình. Tác giả là nhà nho tiên tiến sớm tiếp cận với tư tưởng tiến bộ thông qua Tân thư.Ông hiểu rất rõ sự thất thế, mục ruỗng của xã hội nen đã tìm cho mình một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Hai câu thơ cuối bài đã nêu bật hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt “muôn trùng sóng bạc” ở “Biển Đông” để hướng tới những điều tốt đẹp dành cho dân tộc. Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin. Tư thế cùng khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình trong hai câu cuối có sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu từ bài này gợi lên được nhiệt huyết của cả một thế hệ mạnh mẽ, can trường, dám bứt phá, thay đổi.