Bài soạn "Kịch Bắc Sơn" số 2

* Tóm tắt văn bản:

Sau cuộc đối thoại với chồng là Ngọc, Thơm đã dần dần nhận ra sự thật về bản chất đê tiện và sự phản động của y. Cô cảm thấy đau xót và ân hận. Hai người cán bộ cách mạng là Thái và Cửu trong khi chạy trốn sự truy lùng của quân Pháp và tay sai (trong đó có Ngọc) đã chạy vào nhà Thơm – Ngọc. Sau phút lo lắng hoảng hốt, Thơm quyết định để hai người cán bộ cách mạng trốn tại nhà của mình. Ngọc đột ngột trở về nhà, Thơm quyết định che giấu và bảo vệ hai cán bộ cách mạng. Ngọc lại sấp ngửa chạy theo bọn lính Pháp tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn.


* Bố cục: 2 phần (Chia theo 2 lớp kịch)

- Lớp 1: Cuộc đối thoại giữa Thơm – Thái – Cửu

- Lớp 2: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc* Trả lời câu hỏi trong SGK:


Câu 1- Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.Trả lời: Diễn biến của sự việc trong đoạn trích: Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm bối rối và sợ hãi. Nhưng cô quyết tâm che chở cho hai người. Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm được. Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc. Thơm đã che chở và cứu thoát được hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu.


Câu 2 - Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?Trả lời: Trong đoạn trích, tình huống căng thẳng là Thái, Cửu khi bị giặc đuổi đã chạy nhầm vào nhà Thơm. Thái tin tưởng vào Thơm, trong khi Cửu băn khoăn, lo lắng. Trước tình hình đó, Thơm đã dứt khoát che chở cho hai cán bộ cách mạng, đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giặc lùng bắt Thái, Cửu để lĩnh thưởng.


Câu 3 - Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.) Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này? Ý nghĩa của sự biến chuyển ấy?

Trả lời:

Hoàn cảnh của Thơm lúc này là cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi. Cô chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, chồng cô, nhưng Thơm đã nghi ngờ chồng. Đột ngột, ông giáo Thái và

Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất lương thiện đã khiến Thơm không tố cáo hai người: “Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu”. Không những không báo, Thơm còn chủ động giấu hai người vào buồng, và chỉ lối cho họ thoát ra. Đối với Ngọc - chồng cô, Thơm đã hiểu rõ bản chất của chồng. Cô nói to báo cho hai người cán bộ biết bọn địch ở phía sau nhà, ở chỗ buồng đi ra. Thơm khôn khéo để Ngọc không nghi ngờ và hắn ra đi cùng đồng bọn. Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía cách mạng. Từ chỗ bị động, cô đã chủ động che chở, cứu thoát Thái, Cửu. Hành động của Thơm chứng tỏ tuy cách mạng bị đàn áp, nhưng sức sống của nó vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng và lôi cuốn cả những người vốn đứng ngoài như Thơm.


Câu 4 - Trang 166 SGK ngữ văn 9 tập 2: Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái Cửu. Chú ý những điểm sau:

– Bằng những thủ pháp nào tác giả để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?

– Những nét nổi rõ tính cách của Thái, của Cửu là gì?

Trả lời:

Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của y qua hành động truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y. Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời hắn ta cũng cố tỏ ra chiều vợ. Chính vì thế mà Thơm đã khéo léo đẩy Ngọc đi cùng với đồng bọn, kín đáo báo cho hai cán bộ biết bọn tay sai đứng ở sau nhà, lối đi từ buồng ra. Ngọc là người ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bộ, y còn ngụy biện rằng y không bắt, người khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào tình cảnh nguy khốn. Trong khi Cửu xốc nổi, muốn hành động liều lĩnh ngay, hối hận vì đã đưa Thái vào chỗ nguy hiểm (vào nhà vợ Việt gian, chắc là chị ta cũng Việt gian) thì Thái lại hết sức bình tĩnh. Thái tin vào dòng máu nhà cụ Phương. Thái nghe giọng nói biết là Thơm không bao giờ làm việc bán rẻ hai người. Chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của Thái mà Thơm mới đủ bình tĩnh để cứu họ, đề nghị hai người nói nhỏ, không ra xem xét tình hình và lánh vào buồng.Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều xấu, điều ác.


Câu 5 - Trang 167 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

Trả lời:

Xung đột kịch trong hồi bốn tập trung thể hiện mâu thuẫn đối đầu giữa phía địch mà tiêu biểu là Ngọc và đồng bọn truy bắt các cán bộ cách mạng; cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu. Trong cuộc đối đầu ấy, Thơm đã ngả hẳn về phía Thái và Cửu để chống lại Ngọc. Xung đột lại thể hiện trong tâm trạng của Thơm, thúc đẩy tâm trạng nhân vật đi đến bước ngoặt quan trọng.Tình huống truyện: éo le, bất ngờ.Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ được nội tâm và tính cách của nhân vật.


LUYỆN TẬP:

Câu 1 – Trang 167 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chia mỗi nhóm bốn em, tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch này.

Trả lời: Tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch.


Câu 2 – Trang 167 SGK ngữ văn 9 tập 2: Đọc kĩ lại chú thích (**) về kịch ở bài này, vận dụng để xác định thể loại của những vở kịch mà em đã học hoặc được xem.

Trả lời: Xác định thể loại những vở kịch đã học: Có thể có nhiều loại kịch dựa trên những tiêu chí phân chia khác nhau:

- Dựa theo nội dung và tính chất của nội dung có thể chia thành bi kịch, hài kịch, chính kịch.

- Dựa theo tính chất trình diễn có thể chia thành kịch hát, kịch nói.

- Dựa trên cách tổ chức ngôn ngữ tác phẩm có thể chia thành kịch hát, kịch thơ, kịch nói. Những loại kịch mà em đã học gồm kịch hát (sân khấu dân gian: kịch hát - chèo Quan Âm Thị Kính); hài kịch (Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục - trích “Trưởng giả học làm sang”- Mô-li-e); kịch nói (Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |