Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung số 5
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Trương Phi phẫn nộ nổi giận định đâm chết Quan Công vì Trương Phi là người cương trực, nóng nảy. Trương Phi nghĩ rằng Quan Công đầu hàng Tào Tháo, phản bội nghĩa, phản bội anh em, phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào, thờ hai chúa.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Nhan đề Hồi trống Cổ Thành có ý nghĩa:
- Hồi trống Cổ Thành như trút đi hết những tâm trạng đầy mâu thuẫn, xúc động, căng thẳng của nhân vật Trương Phi.
- Hồi trống Cổ Thành gợi lên không khí trận mạc, biểu tượng cho lòng trung nghĩa của Quan Công.
- Hồi trống Cổ Thành ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em: Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.
- Hồi trống Cổ Thành thách thức, minh oan và đoàn tụ của các vị anh hùng.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải là nóng nảy do cá tính gàn dở là một ý kiến chính xác vì:
- Trương Phi là một nhân vật nóng tính, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết.
- Trương Phi thường phản ứng tức thì, ngay lập tức, không chịu được sự lắt léo, quanh co.
và Tính cách của Trương Phi là sự cương trực, thẳng thắn nhưng lỗ mãng, thô bạo.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc vì:
- Tam quốc diễn nghĩa mang màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thu anh hùng, hồi trống tạo được âm vang chiến trận, khí phách của người anh hùng.
- Chi tiết Trương Phi giục trống lào cao trào của truyện, khiến cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc một bản hùng ca.
- Hồi trống là thước đo tài năng của Quan Công, thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, tạo không khí hào hùng thời chiến trận.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Nhân vật Trương Phi
Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung.
Tính cách này được thể hiện:
+ Cứ một mực đòi giết Quan Công (phụ nghĩa).
+ Không nghe lời phân trần của mọi người.
+ Mắng Quan Công , đưa ra điều kiện thử thách.
+ Thẳng tay đánh trống.
Việc Sái Dương xuất hiện: chi tiết sắp đặt mâu thuẩn lên đến đỉnh điểm, được giải quyết.
- Chi tiết cuối đoạn trích: hỏi tên lính, khóc, lạy Quan Công : thận trọng, khôn ngoan, biết phục thiện, chân thành nhận lỗi.
2. Nhân vật Quan Công
- Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế "tình ngay lí gian" ; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Hốt hoảng trước cách xử xự của Trương Phi .
+ Nhún mình thanh minh.
+ Cầu cứu hai chị dâu.
+ Chấp nhận điều kiện minh oan.
- Chi tiết chém đầu Sái Dương: cách minh oan anh hùng, minh oan bằng tài nghệ và khí phách.
→ Cửa quan thứ sáu “của quan tình cảm” mà Quan Công phải vượt qua.
3. Âm vang hồi trống Cổ Thành
- Hồi trống giải nghi với Trương Phi.
- Hồi trống minh oan cho Quan Công.
→ Hồi trống thử thách, đoàn tụ, ca ngợi tình nghĩa anh em.
→ Hồi trống ca ngợi đoàn tụ giữa các anh hùng.
=> Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Tóm tắt như sau:
Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam, khi tới Cổ Thành thì được tin Trương Phi đang ở đó, liền sai Tôn Càn vào thành báo với Trương Phi ra đón hai chị. Trương Phi đang tức giận một mình xách bát xà mâu tiến đến đòi giết. Quan Công giải thích nhưng Trương Phi một mực không tin. Giữa lúc Sái Dương mang quân binh Tào đuổi tới, Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu tên tướng đó để thể hiện lòng trung. Chưa dứt một hồi trống thì đầu Sái Dương nằm lăn dưới đất. Lúc đó Trương Phi mới tin, nước mắt rơi, thụp lạy Vân Trường.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Tính cách của Trương Phi được thể hiện ở các chi tiết:
- Khi nghe tin Quan Công phản bội, Trương Phi rất tức giận.
- Khi nghe Quan Công thanh minh, Trương Phi không thèm nghe, giận dữ và khinh miệt Quan Công.
- Trương Phi đặt ra thử thách, để chứng minh với Trương Phi, Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương trong ba hồi trống.
- Khi chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ Quan Công phải hỏi kĩ tên linh bị bắt để thuật lại chuyện ở Hứa Đô.
- Sau khi hiểu chuyện, Trương Phi đã rơi nước mắt và thụp lạy Quan Công.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
- Tính cách của Trương Phi nóng nảy, thẳng thắn, cương trực nhưng lỗ mãng và thô bạo.
- Quan Công có tính cách trung nghĩa, khiêm nhường, nhã nhặn và bình tĩnh.