Bài soạn "Độc Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du số 1

Bố cục

- Phần 1 (2 cầu đầu): Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại

- Phần 2 (câu 3, 4): số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh

- Phần 3 (câu 5, 6): nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh

- Phần 4 (2 câu cuối): thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình


Câu 1 (trang 133 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nàng Tiểu Thanh vừa có tài, vừa có sắc nhưng cuộc đời nàng gặp nhiều bi kịch:

+ Nàng làm vợ lẽ, bị dập vùi, trước tác bị đốt dở dang

+ Nguyễn Du cảm thương trước số phận hẩm hiu, đau khổ của nàng

- Từ bi kịch của bản thân, nghĩ tới số phận trôi nổi, nghiệt ngã của những người có tài văn chương


Câu 2 (Trang 133 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh

+ Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả

- Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh ( chữ tài gần với chữ tai một vần)

+ Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…

+ Nỗi hận kép dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.

- Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời

→ Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.


Câu 3 (trang 133 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nguyễn Du thương cảm số phận nàng Tiểu Thanh, người giỏi thơ văn, xinh đẹp nhưng bất hạnh

- Nguyễn Du đồng cảm, thương xót cho thân phận người nghệ sĩ

+ Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh

+ Ông đau đớn hỏi “ Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”

- Nguyễn Du trân trọng giá trị tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó ông cũng bộc lộ niềm thương cảm khi văn chương bị đốt bỏ, bị vùi dập

→ Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa thương cảm trước những kiếp người tài hoa bạc mệnh- đây là giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du


Câu 4 (trang 133 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bài thơ chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết

- Hai câu đề -tả cảnh để kể việc: từ quang cảnh hoa phế ở Tây hồ, người đọc liên tưởng tới cuộc đời thay đổi, từ đó làm nảy sinh cảm xúc của nhà thơ

- Hai câu thực: suy ngẫm của tác giả về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh qua hình ảnh son phấn và văn chương

- Hai câu luận: liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ

- Hai câu kết: nhà thơ mong mỏi sự đồng cảm của người đời sau

→ Từng phần, đoạn đều nằm trong cảm hứng chung của tác phẩm: sự xót thương và cảm thông của tác giả, từ đó suy ngẫm tới thân phận mình.


Luyện tập

Bốn câu thơ trên là lời khóc thương Kiều nói với Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

- Đó cũng có thể là lời của Nguyễn Du, niềm thương cảm của tác giả dành cho người tài hoa bạc mệnh.

- Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh.

Điểm tương đồng:

- Cùng là sự xót xa, niềm thương cảm cho những kiếp người mong manh, nhỏ bé

- Họ đều là những người phụ nữ đẹp nhưng mệnh yểu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |