Bài soạn "Đi bộ ngao du" của Ru-xô số 1
* Bố cục
- Phần 1(Từ đầu …”bàn chân nghỉ ngơi”): Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
- Phần 2 (Tiếp theo…không thể làm tốt hơn”): Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.
- Phần 3(Còn lại): Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:
+ Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.
+ Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.
+ Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.
Câu 2 ( trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Trật tự các luận điểm được sắp xếp hợp lý trong sự thể hiện tư tưởng của tác giả: khao khát tự do.
+ Cả đời Ru-xô theo quan điểm đấu tranh cho tự do.
+ Do hoàn cảnh từ nhỏ Ru- xô bị đánh đập, đi ở để kiếm ăn, không được học hành nên ông luôn khao khát được tìm hiểu tri thức.
+ Ông tự nỗ lực học tập, trau dồi hiểu biết qua sách vở và cuộc sống.
→ Chủ đề về tích góp kiến thức, trau dồi vốn hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập tới tiếp sau về chủ đề tự do.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Tác giả dùng đại từ nhân xưng "ta" khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng "tôi" khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.
+ Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.
+ Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái "tôi" cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.
→ Chất văn chính luận không bị xơ cứng, gò bó, không quá giáo điều, khuôn mẫu mà luôn thuyết phục, hấp dẫn bởi kinh nghiệm thực tiễn.
Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô
+ Qúy trọng tự do, yêu thiên nhiên.
+ Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên
+ Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.