Bài soạn "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh" số 6
Những nội dung cơ bản cần nắm vững
1.1. Để làm một bài văn thuyết minh, trước hết phải nhận thức rõ yêu cầu của đề bài, xác định rõ phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
1.2. Bài văn thuyết minh có bố cục ba phần:
– Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
– Thân bài: trình bày các đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của đối tượng.
– Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
A. HƯỚNG DẨN TÌM HIỂU BÀI
I. Đề văn thuyết minh
Ở dạng đầy đủ, đề bài văn thuyết minh thường bao gồm hai phần:
– Phần nêu đối tượng phải thuyết minh.
– Phần nêu yêu cầu thuyết minh.
Ví dụ: Bánh đậu xanh là một loại đặc sản của Hải Dương. Em hãy giới thiệu loại bánh này với khách du lịch.
Trong đề bài trên:
– Phần nêu đốì tượng phải thuyết minh: Bánh đậu xanh là một đặc sản của Hải Dương.
– Phần nêu yêu cầu thuyết minh: Em hãy giới thiệu loại bánh này với khách du lịch.
Cũng có khi, trong đề bài Tập làm văn, thầy (cô) giáo chỉ cần nêu đối tượng phải thuyết minh mà không cần phải nêu yêu cầu thuyết minh. Lúc này các em phải giải thích, giới thiệu hoặc trình bày cho rõ, cho tưòng tận về đối tượng đó.
Ví dụ:
– Giối thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
– Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
– Giới thiệu về vịnh Hạ Long.
– Thuyết minh về món phở Việt Nam.
– Giới thiệu về ngày Tết Trung thu ở Việt Nam.
II. Cách làm bài văn thuyết minh
– Để làm bài văn thuyết minh, cần:
+ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh (vật, việc, ngưòi…).
+ Xác định rõ phạm vi tri thức về đốì tượng đó để phục vụ cho việc thuyết minh (về cấu tạo, đặc tính, màu sắc, hình dáng, lợi ích,… của đối tượng cần thuyết minh).
+ Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.
+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
– Bố cục bài văn thuyết minh gồm có ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
+ Thân bài: Trình bày chi tiết, cụ thể, rõ ràng về đối tượng. Việc trình bày có thể tập trung vào những đặc điểm nổi bật, dễ thấy hoặc những nét độc đáo, riêng biệt của đốì tượng.
+ Kết bài: Bày tỏ thái độ của ngưòi viết đối với đổi tượng.
* Bài văn Xe đạp.
– Đối tượng thuyết minh của bài văn là chiếc xe đạp.
– Bài văn Xe đạp gồm ba phần:
+ Mở bài: “Có một thời xe đạp… chuyển động nhờ sức người”: giới thiệu về chiếc xe đạp.
+ Thân bài: “Xe đạp do nhiều bộ phận… một hoạt động thể thao”: trình bày về cấu tạo, đặc điểm, lợi ích… của chiếc xe đạp.
+ Kết bài: “Hiện nay xe máy… vừa tiện lợi: bày tỏ thái độ của ngưòi viết đối với chiếc xe đạp.
– Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như sau:
+ Xe gồm nhiều bộ phận tạo thành nhưng chủ yếu là ba bộ phận.
+ Ba bộ phận đó là hệ thông truyền động, hệ thông điều khiển và hệ thống chuyên chở.
+ Ba bộ phận đó được giới thiệu theo thứ tự: trước tiên là giới thiệu về hệ thống truyền động, rồi hệ thống điều khiển và cuối cùng là hệ thống chuyên chở.
Trình bày theo thứ tự như vậy là hợp lí vì ngươi viết đã trình bày từ bộ phận quan trọng của chiếc xe đạp đến bộ phận ít quan trọng hơn.
– Phương pháp thuyết minh trong bài.
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp dùng số liệu…
Xem thêm: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
a) Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
b) Thân bài:
Hình dáng của chiếc nón như thế nào? Nón được làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nón ra sao? Nón thưòng được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón? (Ví dụ: nón Huế, nón Quảng Bình, nón Hà Tây (làng Chuông)…).
– Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của người Việt Nam?
– Có thể dùng nón làm quà tặng nhau được không?
– Em có nghĩ rằng nón đã trở thành biểu tượng của ngưòi phụ nữ Việt Nam không?
c) Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.