Bài soạn "Đặc điểm của văn bản nghị luận" số 3

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong văn nghị luận, là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Do đó, để thuyết phục được người đọc, người nghe thì luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Luận cứ đóng vai trò làm cơ sở cho luận điểm nêu ra trong bài. Để bài viết và luận điểm có sức thuyết phục, hệ thống luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.

- Lập luận là cách lựa chọn sắp xếp, trình bày luận cứ làm cơ sở cho luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.


I. LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ VÀ LẬP LUẬN

1. Luận điểm

Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (Bài 18, SGK) và trả lời các câu hỏi:

- Luận điểm chính của bài viết là: chống nạn thất học.

- Nó được nêu ra dưới dạng nhan đề và cụ thể hóa thành những câu văn sau:

+ Một trong những việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.

+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi (...) biết viết chữ quốc ngữ.

- Vai trò của luận điểm này: là linh hồn của bài viết, thống nhất các đoạn văn thành một khối. Nói cách khác các đoạn văn về nội dung cũng như hình thức phải làm cho luận điểm được sáng rõ.

- Luận điểm muốn được thuyết phục thì phải:

+ Đúng đắn, chân thực.

+ Đáp ứng nhu cầu thực tế.


2. Luận cứ

- Những luận cứ trong bài Chống nạn thất học:

+ Nguyên nhân nạn thất học: Chính sách ngu dân.

+ Sự cần thiết của việc chống nạn thất học: vì nay nước ta đã được độc lập, mọi người hiểu biết về quyền lợi của mình…

+ Cách chống nạn thất học: những người đã biết dạy cho những người chưa biết chữ, người chưa biết hãy gắng sức mà học.

+ Một số ví dụ dẫn chứng

- Vai trò của những luận cứ này là: làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ có chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phục.


3. Lập luận

- Lập luận trong hài Chống nạn thất học đi theo trình tự: từ thực trạng -> yêu cầu -> cách khắc phục rất rõ ràng chặt chẽ, hợp lí, làm ta hiểu trọn vẹn luận điểm.

- Cụ thể là:

+ Vì sao phải chống nạn thất học?

+ Chống nạn thất học để làm gì?

+ Chống nạn thất học bằng cách nào?

* Ưu điểm: chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục cho bài văn.


II. PHẦN LUYỆN TẬP

Yêu cầu: Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (Bài 18) và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy.

Trả lời:

- Luận điểm: Bài Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội có luận điểm chính ở ngay nhan đề bài đó là: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống.

- Luận cứ:

+ Thói quen tốt trong đời sống

+ Những thói quen xấu và tác hại của nó

+ Thói quen và tệ nạn

+ Hậu quả của những tệ nạn

+ Dẫn chứng: hút thuốc lá, vứt rác bừa bãi, vỏ chuối, mảnh chai vứt bừa bãi

- Cách lập luận trong bài: Chặt chẽ, hợp lí, đúng đắn, bài văn đầy sức thuyết phục.

+ Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn thói quen tốt và xấu.

+ Thân bài: Đưa ra những dẫn chứng về thói xấu với thái độ phê phán.

+ Kết bài: Đề ra hướng có thói quen tốt.

=> Tất cả những điều trên đã tạo cho bài viết ngắn gọn, giản dị, có sức thuyết phục.


TỔNG KẾT

- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. .

- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |