Bài soạn "Đặc điểm của văn bản biểu cảm" số 5
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm
Ví dụ 1: Tấm gương (Băng Sơn)– trang 84, 85.
Bài văn “tấm gương” biểu đạt tình cảm ca ngợi đức tính trung thực, ghét thói xu nịnh dối trá.
Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Bố cục của bài gồm có 3 phần:
Mở bài: giới thiệu phẩm chất cao đẹp của tấm gương
Thân bài: Những phẩm chất cao đẹp của tấm gương
Kết bài: Khẳng định lại phẩm chất đó.
Ví dụ 2: Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) – Trang 86
Đoạn trích những ngày thơ ấu biểu đạt tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ cảm thông.
Cách biểu đạt tình cảm được thể hiện trực tiếp bằng lời than, tiếng kêu, câu hỏi biểu cảm…
Kết luận: Sgk – trang 86.
Luyện tập
Câu 1: Đọc bài văn Hoa học trò (sách giáo khoa, trang 87) và trả lời câu hỏi:
a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa – học – trò?
b. Hãy tìm mạch ý của bài văn.
c. Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
Trả lời:
a. Bài văn bày tỏ nỗi buồn nhớ khi phải xa trường, xa bạn. Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò thể hiện tình cảm của tác giả.
Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì nhà thơ Xuân Diệu đã biến hoa phượng, một loại hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học thành biểu tượng chia ly ngày hè đối với học trò -> vì hoa phượng gắn bó với tuổi học trò và luôn cùng vai, sát cánh với học trò.
b. Mạch ý của bài văn là:
Đoạn 1: Nỗi buồn khi sắp phải chia xa
Đoạn 2: Sự trống vắng khi hè về
Đoạn 3: Cảm giác cô đơn
=>Theo mạch cảm xúc
c. Bài văn này vừa biểu hiện cảm xúc trực tiếp vừa gián tiếp. Biểu hiện trực tiếp ở chỗ thể hiện nỗi niềm xa trường, rời bạn buồn xiết bao…Còn biểu hiện gián tiếp ở chỗ dùng hoa phượng để nói hộ lòng người (phượng buồn, phượng khóc…).