Bài soạn "Cụm động từ" số 1
I. Cụm động từ là gì
1. – Từ “đã”, “nhiều nơi” bổ sung ý nghĩa cho từ “đi”
- Từ “cũng” và cụm từ “những câu đố oái oăm để hỏi mọi người” bổ sung ý nghĩa cho từ “ra”
2. Khi bỏ các từ in đậm ở trên câu bị cụt ngủn, người nghe không hiểu.
3. Cụm động từ: nhảy nhót trên cành
Đặt câu: Sáng sớm, bầy chim sâu nhảy nhót trên cành.
→ Cụm động từ đóng vai trò là vị ngữ trong câu
II. Các loại động từ chính
Mô hình cấu tạo của cụm động từ:
Phụ trước- Trung tâm - Phụ sau
đã-đi-nhiều nơi
cũng-ra- những câu đố oái oăm
2. Những từ làm phụ ngữ ở phần trước: đã, sẽ, đang, sắp…
Những từ làm phụ ngữ phía sau bổ sung cho phần trung tâm: thường là các danh từ
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các cụm động từ:
a, còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b, yêu thương Mị Nương hết mực
c, đành tìm cách giữ sứ thần
Bài 2 (trang 149 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Phụ trước- Trung tâm - Phụ sau
Còn đang- Đùa nghịch - ở sau nhà
Yêu thương - Mị Nương hết mực
Đành - Tìm cách- Giữ sứ thần
Bài 3 (Trang 149 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Các từ in đậm: chưa (hành động có thể xảy ra và không (hành động không thể xảy ra).
→ Thể hiện sự thông minh nhanh trí của chú bé khi người cha chưa kịp phản ứng thì chú bé đã có câu trả lời.
Bài 4 (trang 149 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Treo biển mang lại tiếng cười nhẹ nhàng khi mượn câu chuyện cửa hàng bán cá nghe mọi người góp ý về tên biển quảng cáo cũng làm theo. Truyện này phê phán những người thiếu chủ kiến làm việc, hành động vội vàng, không suy nghĩ trước sau khi nghe ý kiến của người khác.
- Các cụm động từ: mang lại tiếng cười nhẹ nhàng; góp ý về tên biển quảng cáo; hành động vội vàng, không suy nghĩ trước sau; nghe ý kiến của người khác.