Bài soạn "Cụm danh từ" số 3
I. Cụm danh từ là gì?
Câu 1. Các từ ngữ được in đậm trong các câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
"Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển".
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ:
- “xưa” bổ sung cho “ngày”
- “hai” bổ sung cho từ “vợ chồng”
- “ông lão đánh cá” bổ sung cho “vợ chồng”
- “một bổ” sung cho “túp lều”
- “nát trên bờ biển” bổ sung cho “túp lều”
Câu 2. So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩ của một danh từ
- túp lều/một túp lều
- một túp lều/một túp lều nát
- một túp lều nát/một túp lều nát trên bờ biển
Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn so với nghĩa của một danh từ. Vì các cụm danh từ thường được bổ sung ý nghĩa bởi những từ ngữ phụ thuộc vào danh từ.
Câu 3. Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ.
- Cụm danh từ: những bông hoa, một chiếc bánh kem rất to
- Đặt câu:
Những bông hoa đang thi nhau khoe sắc thắm khi mùa xuân về.
Quà sinh nhật bố tặng em là một chiếc bánh kem rất to.
- Nhận xét: Trong câu, cụm danh từ thường hoạt động như một danh từ, có thể làm chủ ngữ, phụ ngữ và vị ngữ. Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước.
=> Tổng kết:
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
II. Cấu tạo của cụm danh từ
Câu 1. Tìm các cụm danh từ trong câu sau:
“Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội”.
(Em bé thông minh)
Cụm danh từ là: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, cả làng, năm sau, chín con.
Câu 2. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên. Sắp xếp chúng thành loại.
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: cả, ba, chín
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau: ấy, nếp, đực, sau
Câu 3. Điền các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ:
=> Tổng kết
- Mô hình của cụm danh từ:
- Trong cụm danh từ gồm có:
Phần phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
III. Luyện tập
Câu 1. Tìm các cụm danh từ trong những câu sau
- Các cụm danh từ là:
một người chồng
một lưỡi búa
một con yêu tinh
Câu 2. Chép các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm danh từ
Câu 3. Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích sau:
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.
* Bài tập ôn luyện:
Câu 1. Xác định cụm danh từ trong các câu sau:
a. Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
(Em bé thông minh)
c. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
(Thầy bói xem voi)
d. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
(Thánh Gióng)
Gợi ý:
Các cụm danh từ là:
a. một đêm
b. hai cha con
c. cái chổi sể cùn
d. đời Hùng Vương thứ sáu, hai vợ chồng ông lão
Câu 2. Xác định danh từ trung tâm và đặt câu với các cụm danh từ sau:
a. những cánh đồng lúa rộng mênh mông
b. con đường cũ ấy
c. cả một đóa hoa to
d. bức thư mới viết ấy
Trả lời:
a. những cánh đồng lúa rộng mênh mông
- Danh từ trung tâm: cánh đồng lúa
- Đặt câu: những cánh đồng lúa rộng mênh mông
b. con đường cũ ấy
- Danh từ trung tâm: con đường
- Đặt câu: Tôi thường đi học qua con đường cũ ấy.
c. cả một đóa hoa to
- Danh từ trung tâm: đóa hoa
- Đặt câu: Ngày mùng 8 tháng ba, bố tặng cho mẹ cả một đóa hoa to.
d. bức thư mới viết ấy
- Danh từ trung tâm: bức thư
- Đặt câu: Bức thư mới viết ấy đã được cô ấy gửi đi rồi.