Bài soạn "Chùm ca dao trào phúng" (Ngữ văn 8 - SGK Kết nối tri thức) số 1
Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài ca dao số 1 nói về hoạt động của những người thầy bói dởm, hành nghề mê tín. Mở đầu câu ca dao, tác giả đã nói lên những chi tiết mê tín và “hư ảo” qua những từ láy của tiếng trống, tiếng chiêng “chập chập” , “cheng cheng”.
Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài ca dao trên là những lời mỉa mai, châm biếm với những người bói toán dởm. Đó là những lời dụ dỗ, mê tín mang tính chất lừa người và chuộc lợi về bản thân của tên thầy bói. Không chỉ thế, đó còn là lời cảnh báo và khuyên nhủ những người tin vào những thứ mê tín như trong bài ca dao.
Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào? Bài ca dao đó thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo với chuột?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên hai nhân vật: mèo - chuột.
Bài ca dao phản ánh sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột. Ý hàm ngôn là trong xã hội còn kẻ mạnh ức hiếp người yếu và kẻ mạnh thường ngụy trang tinh vi bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa.
Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán bể, bán sông để có tiền dẫn cưới.
Những đồ dẫn cưới: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi.
=> Những điều đó là phi thực tế, đó là cách anh học trò nghèo chế giễu hủ tục thách cưới.
Câu 5 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới. Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm nên không tạo ra sự căng thẳng. Anh học trò này thật lém lỉnh và táo bạo, anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách "hai mươi tám", "chín mươi chín" ông sao thì anh lại dẫn tới "trăm tám ông sao trên trời". Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.