Bài soạn "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" số 5
Câu 1 trang 30 SGK văn 9 tập 2:
Tác giả viết bài nào vào năm 2001, nhân loại vừa bước sang một thế kỉ mới
Bài viết đã nêu lên vấn đề chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
- Ý nghĩa thời sự: Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, đạt được một số thành tựu đáng kể để bướ vào thế kỉ 21
- Ý nghĩa lâu dài: Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu thì đây là sự chuẩn bị có ý nghĩa để chúng ta tiến bước cùng thế giới
Những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho đất nước và thế hệ trẻ:
- Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
Câu 2 trang 30 SGK văn 9 tập 2:
Dàn ý bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất
- Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu của đất nước
- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong thời đại hội nhập
Câu 3 trang 30 SGK văn 9 tập 2:
Trong hành trang vào thế kỷ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất, bởi vì:
- Con người là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, dân tộc
- Con người có trang bị cho mình những điều bổ ích thì mới có thể góp phần đưa đất nước đi lên
- Trong thời đại hội nhập, vai trò của con người càng quan trọng hơn nữa
Câu 4 trang 30 SGK văn 9 tập 2:
Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:
Điểm mạnh:
- Nhạy bén với cái mới
- Cần cù sáng tạo
- Đoàn kết trong chiến đấu
- Thích ứng nhanh
=> Đáp ứng được yêu cầu sáng tạo, hữu ích cho một nền kinh tế có kỉ luật cao, tận dụng được cơ hội
Điểm yếu:
- Yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành
- Thiếu tính tỉ mỉ, thiếu coi trọng quy trình công nghệ
- Đố kị trong làm ăn kinh tế
- Kì thị với kinh doanh
=> Khó thích ứng với nền kinh tế tri thức, không phù hợp với sản xuất lớn, khó khăn trong quy trình kinh doanh và hội nhập
Câu 5 trang 30 SGK văn 9 tập 2:
Tác giả không ca ngợi hay phê phán một chiều mà nhìn nhận ở nhiều mặt, soi xét một cách toàn diện. Ông trân trọng những giá trị truyền thống nhưng cũng không né tránh, phê phán thẳng thắn những điểm yếu kém còn mắc phải. Đó là những nhận xét rất khách quan xuất phát từ thực tế xã hội hiện tại và lòng mong mỏi thế hệ trẻ có thể nhận thức rõ điều đó để đưa đất nước đi lên
Câu 6 trang 30 SGK văn 9 tập 2:
Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ: “nước đến chân mới nhảy”, “trâu buộc ghét trâu ăn”, “liệu cơm gắp mắm”, “bóc ngắn cắn dài”
=> Bài viết thêm sinh động, hấp dẫn, cụ thể và giàu ý nghĩa
Luyện tập Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 1 trang 31 SGK văn 9 tập 2:
Những dẫn chứng trong thực tế để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam:
Một số tấm gương cần học hỏi:
- Những bác nông dân tự mày mò, phát minh ra máy phun thuốc sâu, máy tưới nước tự động
- Những tấm gương về sự dũng cảm, hy sinh trong chiến tranh: mẹ Nguyễn Thị Suốt chèo thuyền đưa bộ đội qua sông, chị Võ Thị Sáu, anh La Văn Cầu…
Một số hạn chế còn tồn tại:
- Người lao động Việt Nam tay nghề còn thấp nên năng suất không cao
- Một số tiểu thương sử dụng hàng hóa kém chất lượng, bán hàng giả, hàng nhái
- Các cơ sở sản xuất sử dụng chất cấm để bảo quản thực phẩm