Bài soạn "Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự" số 5

I. Tìm hiểu chung chủ đề và dàn ý của bài văn tự sự

1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi

2. Trả lời câu hỏi

a) Việc ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên những phẩm chất tốt đẹp của người thấy thuốc Tuệ Tĩnh như sau:

Ông hết lòng thương yêu bệnh nhân, không vì một chút danh lợi mà bỏ mặc sự sống chết.
Ta cũng thấy được sự tận tình của ông đối với người bệnh, ai bị nặng trước chữa trước, ai nhẹ hơn chữa sau.
b) Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý nghĩa chính mà người kể truyện muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ để trong câu truyện trên là ca ngợi sự tận tâm, lòng yêu thương bệnh nhân, sự tài đức của lương y Tuệ Tĩnh.

Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn như sau: “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ”, “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”.
c) Tên (nhan đề ) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cả ba nhan đề đều thích hợp nhưng hai nhan đề cuối “Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh” và “Y đức của Tuệ Tĩnh” đã khái quát một cách rõ nét nhất tấm lòng yêu thương người bênh và y đức của thầy Tuệ Tĩnh

Ngoài, ta có thể tham khảo một vài nhan đề khác cho truyện như:

Tuệ Tĩnh một lương y hết lòng vì bệnh nhân
Người thầy thuốc có tấm lòng vì người bệnh
d) Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu của bài văn tự sự là:

Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc mà cụ thể ở đây là thầy Tuệ Tĩnh.
Thân bài: Kễ diễn biến của sự việc, mà cụ thể sự việc được nhắc đến trong bài văn là
Cùng một lúc người nhà quý tộc và người nhà chú bé nông dân cùng đến nhờ chữa bệnh

Thầy Tuệ Tĩnh quyết tâm chữa cho chú bé con nhà nông dân trước mặc dù người nhà quý tộc đã cho người mang võng chờ sẵn.

Người nhà nông dẫn hết lòng cảm ơn thầy

Kết bài: Kể kết cục của sự việc


II. Luyện tập bài Chủ đề và dàn ý của bài văn tự sự

1. Câu 1/ 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1

a) Chủ đề truyện nhằm

Biểu dương: Sự trung thực, thẳng thắn, khôn ngoan của người nông dân
Phê phán: Sự tham lam, ích kỉ, muốn vơ vét của cải của bọn quan lại trong triều đình
b) Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề:

Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua
Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần
c) Truyện này và truyện “Tuệ Tĩnh” giống nhau ở điểm đều có bố cụ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài

Khác nhau gữa hai tác phẩm trên

Chủ để của tác phẩm Tuệ Tĩnh: Đề cao ý đức và tấm lòng hết lòng vì bệnh nhân của lương ý Tuệ Tĩnh
Chủ để của tác phẩm Phần thưởng là: Sự trung thực, thẳng thắn không màng vật chất của người nông dân.


2. Câu 2/ 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Đọc lại các truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. Ta cùng nhận thấy

Mở bài truyện: Nếu rõ thời gian, hoàn cảnh, của sự việc được kể
Kết bài: Nêu lên kết quả, kết thúc truyện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |