Bài soạn "Chỉ từ" số 6
I- Chỉ từ là gì?
Câu 1 trang 136 SGK văn 6 tập 1:
Từ “nọ” bổ sung ý nghĩa cho từ “ông vua” và “nhà”
Từ “ấy” bổ sung ý nghĩa cho từ “viên quan”
Từ “kia” bổ sung ý nghĩa cho từ “làng”
Câu 2 trang 137 SGK văn 6 tập 1:
So sánh ý nghĩa các từ và cụm từ:
Vế 1: thiếu tính chính xác
Vế 2: cụ thể, sinh động, rõ ràng
Ý nghĩa của các từ in đậm: giúp các danh từ đi kèm theo nó rõ ràng, sinh động hơn
Câu 3 trang 117 SGK văn 6 tập 1:
So sánh điểm giống và khác của các từ “ấy”, “nọ”: Viên quan ấy/ hồi ấy, nhà nọ/ đêm nọ
Giống nhau: xác định vị trí của danh từ
Khác nhau:
Vế 1: Định vị về không gian
Vế 2: Định vị về thời gian
II- Hoạt động của chỉ từ trong câu
Câu 1 trang 117 SGK văn 6 tập 1:
Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhận chức vụ xác định vị trí của sự vật
Câu 2 trang 117 SGK văn 6 tập 1:
Chức vụ của các chỉ từ trong câu:
a. Đó: có vai trò như chủ ngữ trong câu
b. Đấy: giữ vai trò làm chỉ từ xác định về thời gian
III- Luyện tập bài chỉ từ
Câu 1 trang 138 SGK văn 6 tập 1:
a. Chỉ từ “ấy”: định vị sự vật trong không gian, làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ
b. Chỉ từ “đấy”, “đây”: định vị sự vật trong không gian, làm chủ ngữ
c. Chỉ từ “nay”: định vị sự vật trong thời gian, làm trạng ngữ
d. Chỉ từ “đó”: định vị sự vật trong thời gian, làm trạng ngữ
Câu 2 trang 138 SGK văn 6 tập 1:
a. Đến chân núi Sóc-> đến đấy
b. Làng bị lửa thiêu cháy-> làng ấy
=> Cần viết như vậy để khỏi lặp từ
Câu 3 trang 138 SGK văn 6 tập 1:
Không thể thay các chỉ từ trong đoạn văn bằng những từ hoặc cụm từ khác
Nhận xét về tác dụng của chỉ từ:
Giúp định vị được các sự vật, thời điểm trong chuỗi sự vật hoặc trong thời gian
Chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên