Bài soạn "Chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" số 6

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
Cuộc đời
Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan -> đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình
Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân -> Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sống của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người
Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.
Sự nghiệp văn học
Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn
Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm bác học.
Truyện Kiều của Nguyễn Du – kiệt tác số một của dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, vun vén cho những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.


2. Tác phẩm:

Xuất xứ: trích từ câu 2231 đến câu 2230 tác phẩm Truyện Kiều
Tóm tắt nội dung: Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai đi vào lầu xanh thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa Kiều ra khỏi chốn lầu xanh. Hai người sống hạnh phúc khi trai anh hùng gái thuyền quyên đẹp tựa thần tên. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên nàng Kiều mà sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai người trước khi Từ Hải lên đường cho thấy chí khí của Từ Hải


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 114 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

Bài làm:
Cuộc đời của Nguyễn Du: sinh ra trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Ông được chứng kiến bão táp của các phong trào khởi nghĩa nhân dân nên ông cảm nhận được không khí của thời đại, cảnh nhân dân lầm than, đau đớn trong chiến tranh. Dù họ là ai, thì cái chết cũng không thể tránh khỏi
Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm. Anh là Nguyễn Khản, đã từng làm tới chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, rất thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng. Vì thế nên ông được sống trong cảnh giàu sang, phú quý và thấy được sự thối nát, tham lam, xấu xa của cuộc đấu đá, tranh chấp, trụy lạc của chốn quan trường và bọn vua chúa, quan lại.
Quãng thời gian biến động, Nguyễn Du phải sống nhờ ở quê vợ, bôn ba gần 10 năm trên đất Bắc, sống trong cảnh nghèo nàn, túng quẫn. Thời gian này ông đi nhiều, tiếp xúc và tìm hiểu nhiều về văn hóa, phong tục và sống rất gần dân, đặc biệt là những người dân lao động nghèo khổ. Ông hiểu được nỗi thống khổ, lầm than của họ trước sự bất công của xã hội.
=> Tất cả những yếu tố trên đã tác động tới nhận thức, thế giới quan, quan niệm của Nguyễn Du để tạo nên một hồn thơ đau đáu với nỗi đau của con người, với con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”


Câu 2: trang 96 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng
Bài làm:
Các sáng tác chính của Nguyễn Du: Nguyễn Du sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Nôm
Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục
Chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn
Đặc điểm chung:
Đặc điểm chung các tác phẩm: các tác phẩm thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của nhà thơ
Giá trị nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
Giá trị hiện thực: Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người, lên án xã hội,phong kiến đồng thời mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.


Câu 3: trang 96 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải : Khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, trong đó ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Kiểu mẫu người anh hùng vốn là nhân vật truyền thống trong văn học trung đại với nét đặc trưng là chí khí “bốn phương”, suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát, hơi hướng lí trí hơn tình cảm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |