Bài soạn "Cây bút thần" số 6

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Tóm tắt truyện

Mã Lương là cậu bé mồ côi, nhà nghèo nhưng thông minh và rất say mê học vẽ. Em vẽ khắp nơi trong núi, ven sông, ở nhà,... Nhưng em không mua được bút vẽ.

Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.

Tên địa chủ biết chuyện sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Mã Lương từ chối. Hắn tức giận giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ãn, vẽ lò để sưởi. Tên địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Mã Lương vẽ tranh bán vì sơ ý nên lộ chuyện bút thần. Nhà vua tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương không chịu. Vua sai vẽ rồng, Mã Lương vẽ cóc ghẻ. Vua sai vẽ phượng, Mã Lương vẽ con gà trụi lộng. Vua cướp bút thần vẽ núi vàng nhưng thành núi đá, vẽ thỏi vàng thành ra mãng xà. Vua đành dụ dỗ Mã Lương.

Mã Lương vờ đồng ý. Cậu vẽ biển, vẽ thuyền cho vua và triều đình đi chơi, vẽ cuồng phong nhấn chìm thuyền của tên vua.

Không ai biết rõ Mã Lương sau đó đi đâu.


2. Cây bút thần là câu chuyện về Mã Lương - cậu bé có tài năng kì lạ. Nhờ thông minh, say mê, kiên trì học vẽ nên Mã Lương có được cây bút thần để giúp đỡ người lao động, trùng phạt kẻ tàn ác. Câu chuyện nói lên khát vọng muốn có công cụ tốt để lao động và khẳng định nghệ thuật chân chính phục vụ nhân dân lao động.


II- HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

Câu 1*. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Đó là kiểu nhân vật có tài lạ, luôn luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ độc ác, tham lam. Một số nhân vật tương tự: Thạch Sanh, Sọ Dừa,...

Câu 2. Mã Lương có tài vẽ giỏi như vậy là vì sự say mê học vẽ và năng khiếu sẵn có của em. Hơn nữa, em lại có trong tay một cây bút thần bằng vàng do một cụ già cho em trong giấc mơ. Cây bút thần chính là phần thưởng cho Mã Lương, một em nhỏ có tài, có niềm say mê học tập.

Nhờ có cây bút thần mà Mã Lương vẽ đạt được trình độ cao hơn, vẽ được tất cả vật dụng và các con vật sống thật. Nhưng chỉ có Mã Lương mới sử dụng được cây bút thần như ý muốn chứ không phải ai khác. Đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa tài năng, đức độ và sự thần kì.


Câu 3. Đối với những người nghèo, Mã Lương đã vẽ những vật dụng cần thiết cho họ. Mã Lương đã vẽ cày, cuốc, thùng, đèn chứ không phải lúa gạo hay các thức ăn sẵn. Đó là những công cụ, vật dụng để mọi người có thể làm ra của cải.

- Với những kẻ tham lam, Mã Lương kiên quyết cự tuyệt không vẽ như với tên địa chủ. Còn với tên vua thì hắn yêu cầu một đường, Mã Lương lại vẽ một nẻo. Bảo vẽ rồng thì vẽ con cóc ghẻ. Bảo vẽ phượng thì vẽ con gà trụi lông.

- Mã Lương đã vẽ các phương tiện để trốn thoát khỏi nhà địa chủ và trừng trị hắn. Em giả vờ nghe theo lời vua, vẽ biển rồi vẽ bão tố nhấn chìm tên vua độc ác.

- Mã Lương đã vẽ cho những người nghèo, cự tuyệt vẽ cho những kẻ tham lam, độc ác. Mã Lương đã vẽ tên bắn chết gã địa chủ hung ác, vẽ bão tố nhấn chìm tên vua tham lam, độc ác. Mã Lương như là người được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, tiêu diệt kẻ tàn ác tham lam.


Câu 4. Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhân dân. Trong truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm. Chẳng hạn như s'ự say mê học vẽ của Mã Lương, giấc mơ nhận được cây bút, Mã Lương ngồi ăn bánh nưóĩig trong chuồng ngựa,... Nhưng có lẽ lí thú nhất là khi Mã Lương cãi lệnh vua, vẽ ra những con vật bẩn thỉu, và tên vua bất lực khi vẽ núi vàng, vẽ thỏi vàng. Hắn biết không thể sử dụng được bút thần nếu không có Mã Lương. Và Mã Lương đã dùng mẹo vờ đồng ý rồi vẽ biển, vẽ cuồng phong để dìm chết tên vua độc ác.


Câu 5. Ý nghĩa của truyện Cây bút thần:

- Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh kì diệu để giúp đỡ những người lao động bình thường và trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác.

- Truyện cũng khẳng định tài năng chỉ có thể phát huy được tác dụng khi phục vụ nhân dân, thực hiện những mục đích chính nghĩa.

- Cây bút thần khẳng định nghệ thuật chân chính đạt được nhờ say mê, tài năng và quyết tâm của con người. Nghệ thuật đó phục vụ nhân dân lao động. Truyện cũng thể hiện mơ ước và niềm tin vào khả năng kì diệu của con người.


III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Muốn kể diễn cảm truyện này, ngoài việc phải thể hiện được thứ tự các tình tiết của câu chuyện, cẩn xác định rõ giọng kể:

- Giọng trần thuật (Ví dụ: “Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương... một chiếc”);

- Giọng đối thoại (Ví dụ: Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”).

Chú ý cạch chuyển giọng hợp lí, làm cho việc đọc trở nên sinh động, hấp dẫn.

2. Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích (mục 1.1. Bài 5).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |