Bài soạn "Câu ghép" (tiếp theo) số 6
1. Tóm tắt nội dung
Các vế của câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có những quan hệ thường gặp là quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện, quan hệ giải thích,…
Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp từ hau cặp hô ứng.
2. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây trang 124 và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.
a)
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ nhân quả
Từ nối: vì
Vế một biểu thị kết quả: Cảnh vật thay đổi, vế hai biểu thị nguyên nhân: lòng tôi thay đổi.
b)
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: điều kiện, hệ quả
Vế một nêu giả thiết: Xóa đi các thi nhân, xóa đi dấu vết trong tâm linh, vế hai nêu kết quả: Cảnh tượng nghèo nàn
c)
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ đồng thời
Vế một nêu quyền lợi của chủ tướng, vế hai nêu ý nghĩa quyền lợi của các tướng sĩ cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực
d)
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tương phản.
Vế một nêu sự lạnh giá của mùa đông, vế hai nêu sự khẳng định bước tiến của mùa xuân
e)
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ thăng tiến
giằng co → đu đẩy → buông gậy → vật nhau.
yếu hơn → ngã nhào.
Câu 2. Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa trang 124 – 125 và trả lời các cau hỏi:
a) Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên
Các câu ghép trong đoạn trích trên:
“Trời xanh thẳm biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch”. (2)
“Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương”. (3)
“Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề”. (4)
“Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngàu, giận giữ”. (5)
b) Xác định quan hệ giữa các vế câu trong mỗi câu ghép
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép 2,3,4,5 là quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của sắc trời dẫn đến sự thay đổi của màu nước.
c) Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không?
Có những câu có thể tách vế câu thành câu đơn được như: Trời âm u mây mưa. Biển xám xịt nặng nề.
Câu 3. Trong đoạn trích trang 125 có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một cau đơn được không? Vì sao? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật?
Xét về mặt lập luận ta vẫn có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn. Vì mỗi vế như vậy đã tương đối trọn vẹn về nội dung biểu đạt.
Xét về mặt biểu hiện những câu ghép dài như vậy có tác dụng:Diễn tả được tâm trạng băn khoăn, trăn trở nhiều lo nghĩ của nhân vật.
Phù hợp với cách nói của người già, thường hay nói dài.
Thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, lo trước nghĩ sau của lão Hạc.
Câu 4. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:
– Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? có nên tách mỗi vế câu thành câu đơn không? vì sao?
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ giả thiết – hệ quả. Không nên tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn vì :Ý hai vế này liên kết với nhau chặt chẽ, tách mỗi vế ý chưa trọn vẹn.
Có cặp quan hệ từ hô ứng : Nếu… thì.
b) Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào?
Nếu ta tách mỗi vế của câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật trở nên rời rạc, không thể hiện được sự khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.