Bài soạn "Cảnh ngày xuân" số 6
I, Tìm hiểu chung đoạn trích Cảnh ngày xuân
1.Tác giả
Nguyễn Du là đại thi hào lớn của dân tộc, một danh nhân văn hóa.
2.Tác phẩm
Đoạn trích ở phần đầu của Truyện Kiều.
Bố cục:
4 câu đầu : cảnh thiên nhiên ngày xuân.
8 câu tiếp : lễ hội du xuân.
6 câu cuối : cảnh du xuân trở về.
II, Đọc hiểu văn bản Cảnh ngày xuân
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
4 câu thơ đầu:
Khung cảnh mùa xuân : trong sáng, thanh tân, giàu sức sống.
Cách dùng từ chọn lọc, tinh tế đầy sức gợi:“điểm” vài bông hoa khiến cảnh vật có hồn, không tĩnh tại, khiến cho bức tranh mùa xuân thêm giàu sức sống, sinh động và có nội lực.
Miêu tả theo lối chấm phá điểm xuyết của thơ ca cổ tả ít mà gợi nhiều.
“Con én đưa thoi” một phép ẩn dụ nhân hóa tạo thêm nét sinh động cho cảnh sắc.
Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
8 câu thơ tiếp:
Từ ghép là tính từ, danh từ, động từ gợi không khí lễ hội rộn ràng, náo nức, nhộn nhịp, đông vui :
Danh từ : yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần.
Động từ: sắm sửa, tảo mộ, đạp thanh, bộ hành
Tính từ : dập dìu, gần xa, nô nức, ngổn ngang.
Lễ hội truyền thống : đông vui, nhộn nhịp và cũng rất thiêng liêng (tảo mộ). Nguyễn Du đã tái hiện một bức tranh mùa xuân với đầy đủ âm thanh, màu sắc và hương thơm, ánh sáng.
Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
6 câu cuối:
Cảnh vật như một bức tranh nhỏ nhắn, xinh xắn, thơ mộng nhưng đựơm buồn. Cái buồn của hồn người cơ hồ như đã lan thấm vào cảnh vật. Nếu ở trên là những đường nét, âm thanh tươi mới, sôi động, náo nhiệt thì ở đây mọi chuyển động nhưu ngừng lại, phù hợp với nhịp chảy của thời gian khi đã vào xế chiều.
Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Thành công về nghệ thuật miêu tả :
Ngôn ngữ chọn giàu, giàu sắc thái, giàu sức gợi.
Sử dụng nhiều từ láy giúp tăng tính tạo hình và biểu cảm
Bút pháp chấm phá, điểm xuyết, tả cảnh ngụ tình quen thuộc trong thơ cổ.
III, Luyện tập bài Cảnh ngày xuân
Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Câu thơ cổ Trung Quốc miêu tả khung cảnh mùa xuân với gam màu xanh của cỏ làm chủ đạo, trên đó điểm xuyết một vài cảnh hoa lê. Nhưng thiên về tĩnh, không gợi hồn, không mang lại cảm nhận giàu sức sống.
Câu thơ của Nguyễn Du có tiếp thu ý nghĩa ấy nhưng đặc biệt hơn, chữ “điểm” làm câu thơ có hồn, sinh động hơn, nét chấm phá gây sức hút. Nguyễn Du thiên về tả màu xanh mơn mởn của cỏ non để thông qua đó thể hiện sức sống bừng của mùa xuân. Nghệ thuật tả cảnh có xa có gần, có thấp có cao, có diện có điểm, có hình khối và đường nét, màu sắc hài hòa.