Bài soạn "Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận" số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bố cục bài văn nghị luận có ba phần :
Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể có nhiều đoạn nhỏ, mooic đoạn có một điểm phụ).
Kết bài : Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái dộ, quan điểm, của bài.
Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu hỏi trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 2
Nhận xét về bố cục và cách lập luận xây dựng luận điểm trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Bài làm:
Văn bản: Tinh thần yêu yêu nước của nhân dân ta
Văn bản có 3 phần: Phần 1 – có 1 đoạn; phần 2 – có 2 đoạn; phần 3 – có 1 đoạn.
Các luận điểm chính trong bài:
Phần 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước – đó là truyền thống quý báu của dân tộc.
Phần 2: Hai luận điểm:Lòng yêu nước trong quá khứ, lịch sử; Lòng yêu nước trong hiện tại.
Phần 3: Nêu kết luận, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát huy lòng yêu nước.
Cách lập luận :
Hàng ngang: Đoạn 1: Lập luận theo quan hệ nhân – quả; Đoạn 2: Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp; Đoạn 3 : lập luận theo suy luận tương đồng.
Hàng dọc: Hàng 1: Suy luận tương đồng theo tác giả; Hàng 2: Suy luận tương đồng theo tác giả; Hàng 3: Quan hệ nhân quả so sánh suy lí.
Mạch lập luận:Từ luận điểm chính đã chứng minh theo lịch sử và các bình diện khác nhau của cuộc khác chiến từ đó nêu trách nhiệm, bổn phận trong việc phát huy lòng yêu nước
LUYỆN TẬP
Câu hỏi trang 32 sgk ngữ văn 7 tập 2
Đọc bài văn và trả lời câu hỏi sau:
a. Bài văn nêu lên tư tưởng gì ? Tư tưởng ấy thể hiện những luận điểm nào ?
b. Bài có bố cục mấy phần ?Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng trong bài ?
Bài làm:
Văn bản : Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn
a. Tư tưởng :
Mỗi người phải học tập những điều cơ bản nhất mới trở nên tài giỏi, thành đạt.
Luận điểm:
Trên đời, ít người biết học cho thành tài (câu đầu tiên)
Chỉ có chịu khó học tập những điều cơ bản mới có thể thành tài (câu chuyện vẽ trứng…có tiền đồ).
b. Bố cục : 3 phần
Mở bài : câu đầu “Ở đời…cho thành tài”.
Thân bài : “Danh họa….Phục hưng”
Câu chuyện : đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính
Phép lập luận : suy luận nhân quả-Kết bài : phần còn lại
Cách lập luận : Phép lập luận : suy luận cụ thể - khái quát kết hợp suy luận nhân quả : nhân là cách học – quả là thành công.
Nội dung chính cụ thể
1. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
Về lập luận :
Sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau như quan hệ nhân – quả, tổng - phân – hợp, theo suy luận tương đồng.
Lập luận chặt chẽ với mục đích làm sáng rõ luận điểm.
Về luận điểm:
Xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
VD: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có bố cục ba phần:
1. Mở bài: nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;
2. Thân bài: cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại
3. Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.