Bài soạn "Bố cục trong văn bản" số 2

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản

1. Bố cục của văn bản

a.

- Muốn viết một lá đơn gia nhập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thì nội dung của nó phải sắp xếp thành một trật tự nhất định.

- Không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được. Vì văn bản cần phải được viết theo một bố cục rõ ràng hợp lý, nếu viết tùy tiện sẽ khiến cho người đọc khó hiểu.

b. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục vì chỉ có như vậy, văn bản mới được sắp xếp một cách hợp lý từ các phần, đoạn, các ý sẽ biểu đạt đúng nội dung theo một trình tự chặt chẽ.


2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

a. Hai câu chuyện trong SGK đều chưa có bố cục hợp lý.

b. Cách kể chuyện bất hợp lý ở chỗ:

- Câu chuyện (1):

Đoạn văn thứ nhất: Việc ếch coi trời bằng vung kể trước, lý do kể sau: con ếch quen sống trong đáy giếng.
Đoạn văn thứ hai: Câu cuối ở đoạn thứ nhất đang nói đến việc: trời mưa làm nước trong giếng tràn bờ đưa ếch ra ngoài. Những câu đầu tiên của đoạn thứ hai: kể về lúc con ếch ở bên trong giếng. Kết thúc đoạn thứ hai: nhắc đến việc con trâu trở thành bạn của nhà nông.
- Câu chuyện (2):

Đoạn thứ nhất: Kể về một anh tính hay khoe, có chiếc áo mới liền đứng ngoài cổng để khoe với người qua đường.
Đoạn thứ hai: Nói kết quả trước: khoe được áo, nói lý do sau: một anh tính cũng hay khoe chạy qua hỏi về con lợn cưới của mình.
c. Cách sắp xếp bố cục của hai câu chuyện trên không hợp lý, gây khó hiểu cho người đọc và không tạo được tiếng cười.


3. Các phần bố cục

a. Nhiệm vụ của mở bài, thân bài và kết bài trong văn bản miêu tả và tự sự:

- Tự sự

Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc
Kết bài: Kết quả của sự việc
- Miêu tả:

Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc được miêu tả
Thân bài: Tả chi tiết sự vật, sự việc đó.
Kết bài: Cảm nghĩ của người viết về sự vật, sự việc đó.
b. Cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần, vì trước hết mỗi phần đều có một vai trò riêng, không giống nhau. Đồng thời, giúp cho văn bản mạch lạc, chặt chẽ.

c. Ý kiến trên hoàn toàn không đúng. Vì mở bài không chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của thân bài mà phải làm cho người đọc người nghe đi vào đề tài một cách dễ dàng tự nhiên và gợi sự hứng thú. Còn kết bài cần phải nêu được cảm nghĩ của người viết cũng như gợi mở cho người đọc người nghe một ấn tượng tốt đẹp.

=> Tổng kết:

- Văn bản không được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.

- Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí:

Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất, chặt chẽ với nhau; đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
- Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.


II. Luyện tập

Câu 1.

* Ví dụ: Bài văn tả khung cảnh trường em trong ngày khai giảng. ‘

- Mở bài: Cần giới thiệu được đối tượng miêu tả: khung cảnh trường em trong ngày khai giảng.

- Thân bài: Miêu tả theo một trình tự cụ thể về không gian hoặc thời gian.

Trước khi buổi lễ diễn ra: Từ cổng vào sân trường, đến các dãy phòng học và trung tâm là sân khấu.
Trong quá trình buổi lễ diễn ra: Miêu tả khung cảnh trên sân khấu và dưới sân trường là chủ yếu.
Kết thúc buổi lễ: Miêu tả khái quát toàn bộ khung cảnh.
- Kết bài: Cảm xúc của em sau buổi lễ.

* Khi viết cần chú ý về hình thức: có sự liên kết giữa các câu văn, đoạn văn trong văn bản. Nội dung của toàn bài thống nhất.

=> Khi xây dựng văn bản theo bố cục như trên giúp cho người đọc, người nghe hiểu được toàn bộ văn bản.


Câu 2.

- Bố cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê: Gồm 3 phần

Phần 1: Từ đầu đến “hiếu thảo như vậy”. Cảnh hai anh em chia đồ chơi.
Phần 2. Tiếp theo đến “ươm trùm lên cảnh vật”. Cuộc chia tay của hai anh em với thầy cô và bạn bè.
Phần 3. Còn lại. Cuộc chia tay của hai anh em.
- Bố cục đã tạo được sự hợp lí, rành mạch.

Việc thay đổi theo một bố cục khác là không cần thiết.


Câu 3.

- Bố cục trong SGK còn chưa rành mạch và hợp lý.

- Lý do: Các phần đều còn thiếu một số ý quan trọng.

- Bổ sung:

1. Mở bài:

- Chào mừng…

- Giới thiệu tên, tuổi và trường lớp

2. Thân bài

Bỏ phần (4) Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân. Vì đây là báo cáo hoạt động học tập nên không cần thiết phải báo cáo thành tích các hoạt động ngoại khóa.

3. Kết bài

- Tóm tắt lại nội dung vừa trình bày: Gồm mấy phần chính.

- Mở rộng: Định hướng mới mà bản thân sắp thực hiện.

- Chúc Hội nghị thành công.

* Bài tập ôn luyện: Hãy xác định bố cục cần xây dựng cho đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

Gợi ý: Học sinh cần xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài cho bài văn trên.

* Mở bài

- Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ đó là gì? (được thầy cô khen, bị hiểu lầm, nói dối cha mẹ…)

- Ấn tượng chung của em về kỉ niệm ấy (vui vẻ, hạnh phúc, xấu hổ…)

* Thân bài

1. Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm:

- Kỉ niệm đó diễn ra khi nào?

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai?

2. Diễn biến của câu chuyện:

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

3. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

* Kết bài

- Bài học em nhận ra sau kỷ niệm đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |