Bài soạn "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương số 4

I. Tác giả

- Hồ Xuân Hương (? - ?) lai lịch chữa rõ. - Có sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc, sinh ra Hồ Xuân Hương.

- Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội. - Bà được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.


II. Tác phẩm

- Được in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hóa, Hà Nội năm 1963.

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.


III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước

- Hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn).

- Cách thức làm bánh:

Luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín.
Rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nặn.
- Nhân bánh: thường được làm bằng đường phên (tấm lòng son).

=> Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

2. Hình ảnh người phụ nữ

- “Thân em” - mô típ quen thuộc trong ca dao xưa:

Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

*

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

*

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

- Hình ảnh ẩn dụ: “bánh trôi” để chỉ người phụ nữ.

- Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.

- Số phận của người phụ nữ:

“Bảy nổi ba chìm”: cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử - Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.
=> Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn.


IV. Tổng kết

- Nội dung: Bánh trôi nước thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời thể hiện niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc…


V. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?

- Bài thơ này thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt

- Vì: bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ, cách hiệp vần ở câu 1, 2 và 4 (tròn - non - son).


Câu 2. Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.

- Hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn).

- Cách thức làm bánh:

Luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín.
Rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nặn.
- Nhân bánh: thường được làm bằng đường phên (tấm lòng son).

=> Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.

- Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.

- Số phận của người phụ nữ:

“Bảy nổi ba chìm”: cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử - Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.
c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?

- Trong hai nghĩa, nghĩa quyết định giá trị bài thơ là nghĩa thứ hai.

- Vì nghĩa thứ hai mới bộc lộ được tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm. Hình ảnh bánh trôi nước chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội xưa.


Luyện tập

Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) bắt đầu bằng từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên hệ liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca.

- Các câu hát than thân bắt đầu bằng từ “thân em”:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

*

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Mối liên hệ trong cảm xúc: Bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |