Bài soạn "Ánh trăng" của Nguyễn Duy số 4

I. Đôi nét về tác giả
- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ
- Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba
+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.
+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
+ Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật
+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và em”…
- Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.

II. Đôi nét về tác phẩm Ánh trăng

1. Hoàn cảnh sáng tác
“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.
2. Bố cục (3 phần)
- Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại
- Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về
- Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng
3. Giá trị nội dung
Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương.
4. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc. “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.


Câu 1: Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời:

Bố cục: ba phần
Phần 1 (hai khổ đầu): kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng.
Phần 2 (hai khổ tiếp): Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới và bất ngờ gặp lại vầng trăng khi đột ngột mất điện.
Phần 3 (hai khổ cuối): Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng.
Bước ngoặt: sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong lúc mất điện đã gợi nhiều kỷ niệm tình nghĩa. Con người vô tình, quên lãng theo thời gian còn ánh trăng vẫn mãi đồng hành với con người, són sắt chung thủy.. => Con người giật mình tự vấn bản thân => tư tưởng chủ đề tác phẩm.


Câu 2:
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?

Trả lời:

Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, tỏa sáng trong đêm.
Trăng là tri âm tri kỉ, gắn bó với con người mọi lúc, luôn dõi theo và sẻ chia mọi buồn vui.
Trăng là tuổi thơ ngọt ngào.
Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung.
Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm


Câu 3:
Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

Trả lời:

Kết cấu: độc đáo, câu chuyện đi từ thực tại nhớ về quá khứ rồi trở lại đến hiện tại nhìn lại chính mình.

Giọng điệu: tâm tình, nhịp nhàng, lúc ngân nga, lúc suy tư trầm lắng.

Tác dụng: bộc lộ những cảm xúc sâu xa của nhân vật trữ tình.


Câu 4:
Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

Trả lời:

Bài thơ viết năm 1978 sau hòa bình ba năm. Liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy ta thấy chủ đề bài thơ là: nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính.=> khi đầy đủ, hạnh phúc đừng quên những năm tháng gian khổ, nghèo khó của chính mình. Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”


[Luyện tập]
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.

Trả lời:

Dòng cảm nghĩ: Tuổi thơ gắn bó với trăng, vui chơi hay lúc buồn đều có trăng bên cạnh. Lớn lên, đi lính, biết bao gian khó, cũng là Trăng đồng hành cùng chúng tôi, sẻ chia cay đắng, ngọt bùi. Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, cuộc sống thành phố khiến tôi quên dần, coi trăng chỉ như người qua đường. Một hôm mất điện, tối tăm chỉ riêng chó trăng tỏa sáng soi rọi. Tôi nhớ về quá khứ, rồi cay đắng nhận ra mình thật vô tình đã quên đi người bạn tri kỉ, còn trăng vẫn đó, vẫn luôn dõi theo, đồng hành cùng tôi. Lòng tôi nghẹn đắng, vừa thấy xấu hổ, vừa thấy có lỗi tự hứa bản thân sẽ không bao giờ như vậy nưa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |