Top 9 Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới hiện nay

  1. top 1 Nga
  2. top 2 Mỹ
  3. top 3 Trung Quốc
  4. top 4 Pháp
  5. top 5 Vương quốc Anh
  6. top 6 Pakistan
  7. top 7 Ấn Độ
  8. top 8 Israel
  9. top 9 Triều Tiên

Ấn Độ

Ấn Độ bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-3 với kết cấu 2 tầng đẩy từ năm 2001. Dòng tên lửa này được kỳ vọng sẽ có khả năng cơ động cao và thời gian triển khai và thu hồi ngắn. Tuy nhiên, quá trình phát triển tên lửa Agni-3 không đáp ứng được như kỳ vọng. Ấn Độ đã tiến hành một vụ phóng thử tên lửa đạn đạn đạo tầm xa Agni-3. Vụ phóng thử ban đầu được cho là thành công, nhưng theo nhiều nguồn tin thì tên lửa Agni-3 đã rơi không lâu sau khi rời bệ phóng.

Kho vũ khí tên lửa của Ấn Độ là rất lớn và đa dạng chủng loại, họ sẽ sớm được bổ sung một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Ấn Độ đã 3 lần thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mới Agni-V, có tầm bắn tới 5.000 km. Đồng thời, Ấn Độ cũng đang phát triển Agni-VI có tầm bắn lên tới 10.000 km. Trong tương lai, Ấn Độ chắn chắn sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Công việc này sẽ không nhanh như Pakistan vì mục đích của Ấn Độ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong việc răn đe và đáp trả thụ động khi chiến tranh hạt nhân xảy ra với nước này. Ngược hẳn hoàn toàn so với ý định của Pakistan trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường và các cuộc tấn công chiến thuật. Các cơ sở hạt nhân của Ấn Độ cũng cho phép nước này chế tạo nhiều loại vũ khí hạt nhân khác nhau trong thời gian ngắn hơn khi cần thiết. Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không tránh khỏi những tranh cãi, chỉ trích, thậm chí là cả những lệnh trừng phạt từ quốc tế. Ấn Độ là quốc gia không tham gia ký kết hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và cũng không phải là một trong năm cường quốc được phép sở hữu vũ khí hạt nhân mà hiệp ước này công nhận.

Các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ diễn ra vào năm 1974 và 1998 đã kéo theo sự chỉ trích từ quốc tế, cùng với đó là hàng loạt các lệnh trừng phạt được đưa ra. Kể từ khi đó cho đến nay, các lệnh trừng phạt này hầu hết đã bị dỡ bỏ và Hoa Kỳ đã âm thầm chấp nhận việc Ấn Độ sở hữu vũ khí hạt nhân miễn là Ấn Độ không tiếp tục các vụ thử hạt nhân khác, mặc dù trên bình diện quốc tế Hoa Kỳ luôn tuyên bố không công nhận Ấn Độ là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Rõ ràng rằng Ấn Độ sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lại Pakistan cũng phải giã từ vũ khí hạt nhân. Tìm ra một kế hoạch chiến lược để có thể dung hòa và xử lý các vấn đề nan giải này là một nhiệm vụ quan trọng của Ấn Độ trong việc giải quyết các xung đột và giữ gìn an ninh cho toàn khu vực Nam Á.

Vị trí thứ 7 trong danh sách này là Ấn Độ
Vị trí thứ 7 trong danh sách này là Ấn Độ
Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ
Vũ khí hạt nhân của Ấn Độ

Top 9 Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới hiện nay

  1. top 1 Nga
  2. top 2 Mỹ
  3. top 3 Trung Quốc
  4. top 4 Pháp
  5. top 5 Vương quốc Anh
  6. top 6 Pakistan
  7. top 7 Ấn Độ
  8. top 8 Israel
  9. top 9 Triều Tiên

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |