5G có nhiều thứ đáng chú ý hơn là tốc độ
Điểm đặc biệt đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy là 5G có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 10-100 lần so với 4G. Điều đó có nghĩa là tốc độ thực vào khoảng 4 Gbps hoặc lớn hơn, đây là lý do mà 5G được gọi là “cáp quang mà không có cáp quang”.
Hầu hết việc tăng tốc độ truyền là do các nhà mạng tăng thêm các kênh không dây, sử dụng công nghệ sóng milimet (tốc độ truyền trong khoảng ngắn) và các cell nhỏ (cell gọi là tế bào - đơn vị địa lý cơ bản của hệ thống thông tin vô tuyến). Thiết lập nhiều cell nhỏ sẽ tăng đáng kể độ phủ sóng trong khu vực để từ đó đi đến đường truyền kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ với các trạm phân phối tới người dùng cuối, và giữa các trạm phân phối với nhau (backhaul).
Jim Greer, người phát ngôn của AT&T đưa ra luận điểm rằng các nhà lãnh đạo CNTT nên xem 5G như một giá trị gia tăng của tốc độ.
Trong thực tế, 5G chủ yếu nhằm đảm bảo các hệ thống mạng có thể xử lý việc gia tăng số lượng lớn các thiết bị. Internet of Things sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của thiết bị kết nối, tất cả mọi thứ từ hệ thống an ninh tại văn phòng cho đến thiết bị thu phát sóng trên xe hơi cũng sẽ được kết nối. Đến năm 2020, sẽ có 34 tỷ thiết bị kết nối Internet trên phạm vi toàn cầu – tức là trung bình mỗi người sở hữu hơn 4 thiết bị có thể online.
Roger Entner, người sáng lập của Recon Analytics và một chuyên gia về mạng không dây 5G cho biết "khi cuộc cách mạng IoT bùng nổ, mạng 5G sẽ giúp xử lý hàng trăm hàng triệu thiết bị và cảm biến kết nối cùng lúc"