Top 10 yếu tố quyết định trí thông minh của con người
Trí thông minh của con người luôn là một khái niệm rất khó để đo lường và xác định. Các nhà nghiên cứu ngày nay đều cho rằng trí thông minh của con người là sự ... xem thêm...kết hợp của nhiều kiến thức, các kỹ năng, khả năng suy luận, khả năng lĩnh hội… mới là yếu tố quyết định. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trí thông minh của con người được hình thành và phát triển theo thời gian mà không phải là được định trước và không thay đổi theo thời gian, kể từ lúc được sinh ra. Vì thế nền tảng của sự thông minh là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố di truyền thì nó còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khác. Vậy đó là những yếu tố gì? Muốn biết thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
-
Bộ não của con người được phát triển theo từng lứa tuổi, do đó nó sẽ hoàn thiện ở tuổi trưởng thành. Đây là cơ quan sẽ tập trung khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và được giao nhau bằng hàng tỷ kết nối.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, trí thông minh của con người có sự liên quan đến liên kết và phân bố các tế bào thần kinh của não. Khi nhận thức của con người được tăng thì các tế bào cũng sẽ tăng liên kết lại với nhau. Các tín hiệu khi phát đi từ não sẽ được di chuyển qua các tế bào thần kinh, nhằm tạo nên cơ sở của trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, sáng tạo…
Vào năm 2012, một nghiên cứu của Canada đã kết luận rằng, trí thông minh sẽ được xác định thông qua trí nhớ ngắn hạn, khả năng lý luận, tư duy và ngôn ngữ của mỗi người.
-
Có lẽ bạn sẽ không biết, trí nhớ chính là nền tảng của sự phát triển trí tuệ của con người. Nhưng sau 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh sẽ bắt đầu sự thoái hóa và mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào bị biến mất, điều này sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và các chức năng khác của não.
Nhằm lí giải được vấn đề này, sau một thời gian nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra nguyên nhân chính là gốc tự do. Đây là sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chúng sẽ được sản sinh ngày càng nhiều dưới tác động của stress, mất ngủ, thiếu vận động, khói bụi…
Não luôn là cơ quan bị gốc tự do tấn công mạnh mẽ nhất, bởi đây là bộ phận chứa hơn 60% thành phần chất béo chưa bão hòa. Tuy não chỉ chiếm trọng lượng là 2% nhưng năng lượng mà nó tiêu thụ sẽ là 20-25% trong toàn bộ cơ thể. Do đó quá trình chuyển hóa ở não luôn được diễn ra nhiều, từ đó sản sinh ra rất nhiều gốc tự do.
Gốc tự do luôn làm xơ hóa các bao myelin và đầu sợi trục tế bào thần kinh, nên sẽ làm tổn thương đến các tế bào thần kinh, từ đó khiến liên kết của các tế bào bị thoái hóa và chết đi. Chính sự thiếu hụt này sẽ dẫn đến quá trình truyền dẫn thông tin bị gián đoạn, trí nhớ suy giảm, xử lý công việc không hiệu quả, tư duy chậm chạp…
-
Não có cơ chế rất đặc biệt trong quá trình tư duy cũng như ghi nhớ, nhưng nó luôn là bộ phận bị gánh chịu sự tấn công trực tiếp từ gốc tự do. Giáo sư Lê Đức Hinh cho rằng, để bảo vệ được trí nhớ và có tư duy sắc bén thì bạn cần phải phòng ngừa, nhận biết sớm và can thiệp kịp thời đến sự “lão hóa” của não.
Theo giáo sư, mỗi người nên tự giác khám sức khỏe định kì, xây dựng nếp sống khoa học, rèn luyện khả năng trí nhớ hàng ngày, biến công việc thành sở thích, ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi hợp lí, xây dựng chế độ ăn phù hợp…
Để não được hoạt động tốt, thì việc đẩy lùi gốc tự do là một vấn đề thiết yếu. Do đó hoạt chất sinh học thiên nhiên Blueberry sẽ giải quyết được nổi lo này. Đây là hoạt chất chứa các dưỡng chất là Pterostilbene và Anthocyanin sẽ có tác dụng làm vô hiệu hóa các gốc tự do, dẫn truyền, tái tạo các tế bào thần kinh, nhờ đó sẽ cải thiện được khả năng ghi nhớ, tư duy.
-
Các nhà nghiên cứu đã dành thời gian hơn một thế kỷ để đi tìm hiểu và khám phá ra rằng, hệ gen có ảnh hưởng khá lớn đến trí tuệ và chỉ số thông minh của con người. Nhưng mật độ ảnh hưởng sẽ không được đồng nhất, nó sẽ dao động từ khoảng 40-80%.
Bên cạnh đó, khả năng thực thi nhiệm vụ và cấu trúc của bộ não cũng ảnh hưởng đến độ thông minh. Qua phương pháp chụp hình bộ não, các nhà thần kinh học đã tìm thấy điểm khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ của mỗi người, đó là sự khác biệt về những đường rãnh ở vùng trán. Hoạt động của những đường rãnh sẽ tương thích đến hiệu quả hoạt động, quá trình xử lí thông tin của não bộ. Đó chính là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ của con người.
-
Trí tuệ và sức khỏe của một đứa trẻ sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ lúc mang thai. Chế độ ăn trong thai kỳ và trong giai đoạn đầu lúc mới sinh sẽ thật sự có liên quan đến cấu trúc đến hành vi, bộ não và đặc biệt là đến trí tuệ.
Thời kì nằm trong bụng mẹ và tuần đầu tiên khi mới được sinh ra, nếu được cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng thì vùng não có liên quan đến việc ghi nhớ và tiếp thu sẽ càng được phát triển. Nếu người mẹ hấp thụ nhiều axit béo bão hòa trong lúc mang thai và cho con bú thì trí tuệ của trẻ sẽ được phát triển hơn.
-
Điều kiện môi trường sẽ bao gồm về mọi thứ, từ môi trường sống, cách nuôi dạy, cách được giáo dục… cho đến những trải nghiệm trong cuộc đời.
Để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về điều kiện môi trường nuôi dưỡng, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các cặp song sinh đã bị tách ra và nuôi dưỡng trong hai môi trường khác nhau. Sau đó các kết quả nghiên cứu trong nhiều trường hợp lại chỉ ra rằng, sự khác biệt về sự giáo dục cũng như về kinh nghiệm sống thật sự sẽ khiến cho ta có sự thông minh khác nhau.
-
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong hơn một thế kỷ qua về vấn đề thứ tự sinh liệu có ảnh hưởng đến trí tuệ của con người, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho đến nay. Nhiều người vẫn cho rằng, những đứa con trưởng trong gia đình thường sẽ thông minh hơn những đứa kế. Và thực tế cũng cho ta thấy rằng, những nhân vật như phi hành gia, tổng thống Mỹ, người đoạt giải Nobel… đều thành công và nổi tiếng, đặc biệt là họ lại là con đầu trong một gia đình.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cho thấy thứ tự sinh sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ mà nó sẽ ảnh hưởng đến đến chỉ số IQ. Các bài kiểm tra chỉ số IQ luôn là phương pháp kiểm tra thiên hướng tư duy của mỗi người và theo kết quả con đầu thường nhiều hơn 3 điểm so với con kế đó.
-
Thực ra thì môi trường sống cũng ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ của con người. Các điều kiện sống hàng ngày như chế độ ăn, nơi ở, hóa chất tiếp xúc… cũng ảnh hưởng đến đến sự hoạt động của não cũng như biểu hiện của gien.
Ví dụ như trong thời kì mang thai và khoảng thời gian trưởng thành thì việc tiếp xúc với các chất độc như khói thuốc lá cũng dẫn đến sự suy giảm trí tuệ, chỉ số IQ thấp…
-
Yếu tố sức khỏe mạnh hay yếu cũng là nhân tố ảnh hưởng đến trí thông minh của mỗi người. Các nhà khoa học ở Mỹ đã phân tích và kết luận ra rằng, việc mắc các căn bệnh truyền nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của bộ não. Nếu mắc phải bệnh là phân tán số năng lượng thì sẽ dẫn đến trí thông minh bị tiêu cực.
-
Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất có tầm quan trọng đến sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ mới sinh. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trẻ được bú sữa mẹ trọn vẹn trong 1 năm mới ra đời thì sẽ đạt điểm từ vựng và bài kiểm tra trí thông minh cao.
Bên cạnh đó trong sữa mẹ có một loại vật chất gọi là taurine có tác dụng rất tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hàm lượng taurine có trong sữa mẹ cao gấp 10 lần so với sữa bò. Trẻ có điểm số trí tuệ cao hơn từ 3-10 điểm so với những đứa trẻ khác khi được nuôi bằng sữa mẹ. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có nhiều chất xúc tác để giúp trẻ phát triển não bộ, ví dụ như axit béo omega-3.