Top 8 Yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thể chất của trẻ

Phùng Ngọc Long 6070 0 Báo lỗi

Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình tăng trưởng thể chất là một quá trình liên tục từ phôi thai cho đến trưởng thành, tuy nhiên tốc độ tăng ... xem thêm...

  1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất bao gồm môi trường tự nhiên (độ cao, khí hậu, thời tiết, mùa, nhịp điệu ngày đêm, mức độ ô nhiễm,...) và môi trường xã hội (các stress tâm lý, quá trình đô thị hoá, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống, văn hoá,...).


    Bé sẽ có khả năng phát triển thể chất và tinh thần tối ưu nếu được phát triển trong một môi trường trong xanh, lành mạnh. Ngược lại nếu bé có một môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, việc hình thành tính cách, và lối suy nghĩ của trẻ. Các mẹ nên chú ý đến môi trường sống của con để bé có thể phát triển một cách toàn diện.


    Có thể thấy việc lựa chọn môi trường sống quan trọng thế nào thông qua 3 lần mẹ Mạnh Tử chuyển nhà để con có điều kiện phát triển tốt nhất. Đó là các mối quan hệ và sự tác động của những người xung quanh đến hoàn cảnh sống của trẻ. Trẻ khi còn nhỏ dễ bắt chước và học theo những thứ người xung quanh làm. Khi đó, trẻ chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng – sai, bởi vậy, ba mẹ nên là người giúp đỡ và hướng dẫn trẻ. Nếu hoàn cảnh sống đang tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ba mẹ đừng ngại chọn cho trẻ một môi trường khác phù hợp hơn nhé!

    Yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất của trẻ.
    Yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất của trẻ.
    Yếu tố môi trường
    Yếu tố môi trường

  2. Dinh dưỡng không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí lực của trẻ qua các giai đoạn phát triển của bé. Nếu bé có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì đó sẽ là nền tảng giúp con phát triển khi lớn lên. Còn nếu bé có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thì dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất và khi mẹ cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho con sẽ khiến bé bị béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.


    Theo một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 và công bố trên tạp chí The Journal of Nutrition, trẻ emsuy dinh dưỡng có khả năng học hỏi kém hơn so với những trẻ được nuôi với chế độ dinh dưỡng đầy đủ cân bằng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, trí tuệ mà còn tác động trực tiếp đến chỉ số cảm xúc EQ. Trẻ em bị suy dinh dưỡng từ nhỏ có nhiều nguy cơ mắc các chứng tự kỷ, lo âu, trầm cảm. Tính cách của trẻ cũng liên quan đến dinh dưỡng, những trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong hai năm đầu đời thường có dấu hiệu nhút nhát, ít hoạt động, ít giao tiếp và thường không biết chia sẻ với người khác.

    Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ thông minh: Chất lượng nuôi dưỡng hay chất lượng dinh dưỡng (sữa) trong những năm tháng đầu đời sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ sau này. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển thai nhi và giai đoạn đầu đời thường có chỉ số IQ cao hơn hoặc trẻ bị thiếu sắt sẽ có nguy cơ giảm nhận thức và thành tích ở tuổi đi học. Bên cạnh đó, khoa học cũng chứng minh rằng những trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thường thích vận động, có khả năng tương tác xã hội, ham học hỏi và có khả năng nhận thức tốt hơn. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và dưỡng chất cho sự phát triển não bộ và cơ thể của trẻ.


    Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất trẻ em.
    Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất trẻ em.
    Yếu tố dinh dưỡng
    Yếu tố dinh dưỡng
  3. Tốc độ tăng trưởng và chiều cao cuối cùng thay đổi trong các dân tộc khác nhau. Chiều cao cuối cùng của người trưởng thành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ sở di truyền. Tầm vóc của bố mẹ cũng có ảnh hưởng đến chiều cao của con. Chiều cao của con là sự tổ hợp những gen chi phối chiều cao bắt nguồn từ bố mẹ.


    Nhân tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ, trẻ thường có sự phát triển giống với bố mẹ về các đặc điểm thể chất như ngoại hình béo hay gầy, cao hay thấp. Thông thường, nếu cha mẹ cao thì con cái sinh ra cũng khá cao, nếu cha mẹ mập thì con cái sinh ra cũng mập.


    Đồng thời một số tác nhân trong môi trường, dinh dưỡng và tập luyện cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao. Từ đó có thể ước đoán chiều cao (H) của con dựa trên chiều cao của bố mẹ.

    H con trai = (H mẹ + H bố + 13)/2

    H con gái = (H mẹ + H bố - 13)/2

    Trẻ được thừa hưởng gen từ bố và mẹ.
    Trẻ được thừa hưởng gen từ bố và mẹ.
    Yếu tố di truyền và gia đình
    Yếu tố di truyền và gia đình
  4. Có nhiều nội tiết tố và yếu tố tăng trưởng tham gia vào quá trình tăng trưởng, nhưng vai trò của từng loại nội tiết tố khác nhau tuỳ theo giai đoạn phát triển của trẻ em.


    Trong giai đoạn bào thai, sự tăng trưởng của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố của người mẹ và nhau thai. Hormon sinh trưởng (GH), insulin và hormon tăng trưởng (IGF) của mẹ không qua được hàng rào nhau thai, do đó không ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của thai. Nhau thai đóng vai trò quan trọng kiểm soát sự tăng trưởng của thai nhi. Chức năng của hợp bào nuôi nhau thai như là một cơ quan nội tiết chế tiết các hormon steroids như chriogonadoteophin, lactogen nhau thai, GH, các yếu tố tăng trưởng và các cytokin có vai trò như paracrine hoặc autocrine trong sự tăng trưởng của thai.


    Trong giai đoạn sau sinh, GH là hormon chính tham gia vào sự tăng trưởng thể xác và thành phần cơ thể, tác động trực tiếp hoặc qua các tác dụng trên IGF-1, protein gắn với IGF và các tiểu đơn vị acid yếu.


    Trong giai đoạn dậy thì các hormon và các steroid giới tính đều tăng, gây nên sự tăng vọt tăng trưởng và thay đổi thành phần cơ thể.

    Trong giai đoạn bào thai, sự tăng trưởng của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố của người mẹ và rau thai.
    Trong giai đoạn bào thai, sự tăng trưởng của thai nhi phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố của người mẹ và rau thai.
    Ảnh hưởng của hormon
    Ảnh hưởng của hormon
  5. Những trẻ mắc bệnh mãn tính thường rất chậm phát triển hơn so với các trẻ khác. Có rất nhiều yếu tố làm cho trẻ bị bệnh như do chế độ dinh dưỡng hạn chế, môi trường sống ô nhiễm, các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy mà các mẹ nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho con thật tốt mỗi khi thời tiết thay đổi và chú ý bổ sung vitamin giúp trẻ tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật hiệu quả hơn.

    Bệnh tật gây giảm sút sự tăng cân của trẻ, nhưng có thể được phục hồi. Tuy nhiên tình trạng suy dinh dưỡng vừa và nặng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thấp còi của trẻ. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng thấp còi kéo dài ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc và trí lực sau này. Mộ số bệnh nội tiết, chuyển hoá và di truyền tuy ít gặp nhưng là một nguyên nhân quan trọng gây rối loạn tăng trưởng và phát triển cho trẻ em.


    Ngoài ra các bé thường mắc phải bệnh suy dinh dưỡng ở độ tuổi mầm non nên các mẹ hãy chọn cho bé một loại sữa giúp bé tăng cân tốt để đảm bảo cân nặng của con bạn luôn trong tầm kiểm soát và bé không bị còi xương nhé.

    Bệnh tật ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thể chất của trẻ.
    Bệnh tật ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thể chất của trẻ.
    Bệnh tật
    Bệnh tật
  6. Trẻ em nếu được cha mẹ yêu thương chỉ bảo và dạy dỗ ngay từ nhỏ sẽ giúp bé phát triển tư tưởng và hình thành nhân cách tốt hơn so với những trẻ không được quan tâm, chăm sóc. Chính vì vậy mà các mẹ hãy dành thời gian quan tâm và chỉ dạy cho con ngay từ nhỏ để bé có được nền tảng phát triển nhân cách một cách tốt nhất.


    Đó là các yếu tố có tầm ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của trẻ. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin để nuôi dạy các con khỏe mạnh, thông minh và trưởng thành từng ngày.

    Cha mẹ nên nắm được những cột mốc quan trọng trong cuộc đời trẻ để đồng hành và giúp con phát triển tốt nhất. Nếu nhận thấy các dấu hiệu khác thường của con, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.


    Yếu tố giáo dục
    Yếu tố giáo dục
    Yếu tố giáo dục
    Yếu tố giáo dục
  7. Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non là yếu tố luyện tập. Sự luyện tập thể dục thể thao, vận động cơ thể hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao và sức khỏe của trẻ. Tập thể dục luôn là thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe. Duy trì cho bé tập thể dục thể thao ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện.


    Sự luyện tập, vận động cơ thể cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Việc luyện tập thường xuyên giúp cho tinh thần thoải mái, lưu thông máu tốt, tăng cường năng lượng, cải thiện cơ và xương… thông qua đó giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt hơn.

    Sự luyện tập
    Sự luyện tập
    Sự luyện tập
    Sự luyện tập
  8. Một trong những sai lầm của các bà mẹ là thích con nhanh lớn, mập mạp mới khỏe mà chưa biết hết tác hại của béo phì đối với trẻ. Trong khi đó, trẻ em béo phì có thể tăng nguy cơ cao huyết áp gấp 3 lần, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 lần và xơ vữa mạch máu gấp 7 lần trẻ có cân nặng bình thường. Bên cạnh đó, trẻ thừa cân béo phì còn có nguy cơ bị dậy thì sớm làm kìm hãm sự phát triển chiều cao. Trẻ bị thừa cân, béo phì thông thường sẽ cao lớn hơn so với tuổi. Tuy nhiên, đến độ tuổi dậy thì chiều cao sẽ ngừng phát triển sớm hơn và trẻ sẽ có xu hướng thấp hơn bạn bè cùng trang lứa trong tương lai.


    Ngoài ra, tâm lý khi lớn sẽ sợ béo muốn giảm cân dẫn đến ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của trẻ. Vì vậy, để trẻ phát triển một cách tốt nhất bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến cân nặng của trẻ và nắm rõ các thời điểm phát triển để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.
    Thừa cân, béo phì
    Thừa cân, béo phì
    Thừa cân, béo phì
    Thừa cân, béo phì




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |