Top 7 Ý nghĩa về hoạ tiết trên mặt trống đồng mà bạn nên biết
Trống đồng là biểu tượng của tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc, phản ánh những nét độc đáo và đặc sắc nhất của nền văn minh lúa nước mà người Việt cổ đã ... xem thêm...xây dựng nên. Cũng vì thế mà ý nghĩa họa tiết trống đồng không chỉ mang đậm tính chất tôn giáo, văn hóa mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật và lịch sử to lớn. Dưới đây là các ý nghĩa về hoạ tiết trên mặt trống đồng mà bạn nên biết.
-
Hình ngôi sao trung tâm (8 đến 14 cánh) chính là biểu tượng đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn: đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên đó là mặt trời. Người xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn sùng và biết ơn.
Họa tiết mặt trời hình ngôi sao nhiều cánh là họa tiết trống đồng đơn giản nổi bật nhất đặt ở trung tâm mặt trống, thể hiện tín ngưỡng thờ thần Mặt trời của con người trong nền văn minh lúa nước, đồng thời cũng biểu trưng cho niềm tin mãnh liệt của người Việt cổ vào các thế lực thiên nhiên. Thần Mặt trời được tôn sùng là vị thần tối cao ban phát sự sống cho muôn loài, và là nguồn ánh sáng quan trọng của người dân trong đời sống sinh hoạt thường ngày.
Ngoài ra hình ảnh ngôi sao chính là bức thiên đồ cho phép xác định được các ngày tiết trong năm. Đó là loại lịch ngày âm, kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam. Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẵn, biểu hiện cư dân thời bấy giờ biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm.
-
Các họa tiết hình học cơ bản trên mặt trống đồng thường là các dấu chấm nhỏ, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, các vòng tròn đồng tâm, hình chữ S, vòng chỉ trơn,… tạo thành những vòng hoa văn độc đáo làm nên nét đặc trưng và nghệ thuật của trống đồng.
Hoa văn hình răng cưa có thể hiểu là hình ảnh tia sáng mặt trời, các vòng tròn nối nhau có điểm chấm ở giữa có thể hiểu là sóng nước, và hình chữ S biểu tượng cho tia chớp… Tất cả đều là những hình ảnh thiên nhiên được khắc họa một cách ước lệ theo tư duy và sự sáng tạo của con người, nhưng cũng chính những họa tiết trống đồng đơn giản đã làm nền chuyển tiếp cho họa tiết chính để làm nên nét đặc sắc của nghệ thật trang trí trống đồng cổ xưa.
-
Những hình ảnh chim Lạc, chim Hồng- vật tổ của người Lạc Việt được cách điệu cao và phân bố dày đặc trên mặt trống với nhiều tư thế, hình dáng khác nhau, từ chim bay, chim đậu đến chim đứng chầu mỏ vào nhau. Xen kẽ với đó là hình ảnh hươu nai - loài vật hiền lành và thân thuộc với con người sống giữa thiên nhiên.
Những chú chim Lạc mảnh mai nhưng mang sức sống mãnh liệt là biểu tượng của bản sắc văn hóa Việt. Hình ảnh chim dang rộng đôi cánh không chỉ thể hiện sức mạnh và khí chất Lạc Việt mà còn là khát vọng vươn tới một tương lai tươi sáng.
Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên. Với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người, hình ảnh quả trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ hoặc họa tiết chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên.
-
Họa tiết nhà sàn dân tộc trên trống đồng được sử dụng rất nhiều. Trong những vòng tròn nhỏ hơn, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những nhà sàn nhỏ. Họa tiết nhà sàn dân tộc trên mặt trống đồng với kiểu kiến trúc mái cong và mái tròn đặc trưng, trong đó dạng mái cong là nhà ở, nơi sinh hoạt của người dân, còn mái tròn là kiến trúc thờ cúng, không gian tâm linh, tôn giáo của người Việt cổ.
Đây cũng được coi là hoạt tiết trống đồng đơn giản mang nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, thể hiện một phần cuộc sống của con người thời kỳ dựng nước sơ khai. Nó gợi nhớ đến thời kỳ dựng nước sơ khai, khi con người còn sống gần gũi với thiên nhiên. Đó cũng là là một phần của văn hóa truyền thống và mang trong nó giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.
-
Hình ảnh nhạc cụ trên mặt trống đồng đại diện cho âm nhạc và văn hóa của người dân. Chúng thể hiện sự tận hưởng âm nhạc, biểu diễn và gắn kết với nhau trong các dịp lễ hội và lễ Tết. Những nhạc cụ này mang đến âm thanh và nhịp điệu để tạo ra không gian vui tươi và sôi động
Trống đồng Đông Sơn ở mặt trống thường khắc 2 nhạc cụ chính là kèn và trống. Hai nhạc cụ này được người dân chơi ở dịp tết, lễ hội. Trong đó có 2 loại trống:
- Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống sẽ ngồi hoặc đứng ở sàn. Lúc này cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống đặt trên các chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.
- Trống một người biểu diễn là người cầm trống trong nhà hoặc trên thuyền để giữ nhịp.
-
Nền văn minh lúa nước gắn liền với những con sông lớn có những bãi bồi phù sa màu mỡ, vì thế mà thuyền là vật dụng không thể thiếu của người dân thời kỳ này. Hình ảnh những con thuyền to đẹp được khắc họa trên mặt trống với những đường nét phóng khoáng, mềm mại hình cánh cung, 2 đầu cong vút với những mái chèo, đoàn người nhộn nhịp phía trên đã mô tả một phần cuộc sống sinh hoạt trên sông nước đầy sôi nổi của cha ông ta.
-
Những họa tiết mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người như nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền, đánh trống,… là những họa tiết trống đồng đơn giản mang tính biểu tượng cao, nhưng đã khắc họa rõ nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và hưng thịnh trong thời kỳ sơ khai của đất nước.
Hình ảnh vũ công nhảy múa, trang phục dân tộc, cảnh quây quần sinh hoạt của con người được khắc họa trên trống đồng đã thể hiện những gì đẹp nhất, đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa. Những họa tiết trống đồng này không chỉ có giá trị nghệ thuật, lịch sử cao, mà còn giống như một phương thức truyền tải bản sắc dân tộc quý báu đến các thế hệ mai sau.