Top 10 xe mô tô điện được chú ý nhất trong năm 2019
Trên thế giới hiện nay, các hãng xe đang chạy đua về sản xuất xe điện từ ô tô điện cho đến xe máy điện. Do đó, xe điện ngày càng tiếp cận gần hơn đến người ... xem thêm...tiêu dùng. Các loại xe máy điện cũng rất đa dạng: xe tay ga điện, xe cào cào điện, bobber, scrambler, café,... Hôm nay Toplist sẽ điểm mặt 10 chiếc xe mô tô điện được chú ý nhiều vào năm 2019.
-
Harley-Davidson đã nhận đặt hàng đối với LiveWire và sẽ giao xe từ tháng 8. Giá bán tại Mỹ là 29.800 USD, theo Fox News. Mẫu xe xanh của thương hiệu Mỹ được hỗ trợ kết nối LTE với dịch vụ H-D Connect, giúp người sử dụng có thể kiểm tra từ xa tình trạng xe, nhận lịch bảo dưỡng và được cảnh báo nếu ai có ý đồ xấu với chiếc LiveWire. Trong trường hợp xe bị lấy trộm, chủ nhân có thể lần ra dấu vết qua GPS.
Mỗi lần sạc, LiveWire chạy được 177 km đường nội thị. Con số vừa đủ với những người đi lại hàng ngày, nhưng vẫn không so được với các sản phẩm của Zero Motorcycles - một hãng môtô điện của Mỹ. Một chiếc Zero có thể chạy được 262 km đường nội thị mỗi lần sạc. Nhưng khách hàng mua xe Harley-Davidson LiveWire còn được sở hữu một mẫu môtô đến từ thương hiệu gạo cội với sức mạnh, công nghệ và ngoại hình bắt mắt. LiveWire được phát triển từ mẫu concept Project LiveWire từng ra mắt trong năm 2014 và đã có một vòng thử nghiệm khắp thế giới. Xe sử dụng bộ khung mắt cáo bằng thép, gắp nhôm đúc, truyền động dây đai, kẹp phanh Brembo và hệ thống treo Showa. Cụm đồng hồ với màn hình màu TFT kết nối điện thoại thông minh qua Bluetooth để gọi điện, nghe nhạc, định vị và thậm chí giúp chẩn đoán một số "bệnh" của xe.
LiveWire trang bị động cơ điện nam châm vĩnh cửu nằm thấp, từ đó hạ thấp trọng tâm và giúp tăng khả năng giữ thăng bằng trong nhiều tình huống khác nhau. Trong quá trình vận hành, sẽ có một hệ thống phát âm thanh giả lập có thể tùy chỉnh dựa vào tốc độ của xe - một kiểu giả tiếng ống xả nhằm khắc phục âm thanh nhỏ phát ra từ động cơ điện, giúp chiếc xe di chuyển an toàn hơn. Người lái cũng có thể điều chỉnh 7 chế độ vận hành khác nhau, trong đó 4 chế độ được thiết lập tiêu chuẩn từ nhà máy và thêm 3 chế độ do người sử dụng cài đặt. Hệ thống pin có thể sạc lại (RESS) làm từ các mô đun lithium-ion bao bọc bởi khung nhôm đúc. Ngoài ra là một bộ pin lithium-ion 12V dùng cho việc cấp điện đến hệ thống đèn, các thiết bị điện, còi hay màn hình hiển thị.
-
Với mục tiêu tạo ra những chiếc mô tô địa hình không phát thải, một công ty Thụy Điển mới đây đã trình làng mẫu cào cào chạy điện có tên Cake Kalk. Cũng giống như mọi mẫu mô tô off-road khác, chiếc xe này được cắt giảm tối đa những thành phần không cần thiết nhằm đat mức trọng lượng thấp nhất. Mặc dù vậy, so với những dòng cào cào phổ thông thì ngoại hình của Cake Kalk trông đơn giản và mộc mạc hơn rất nhiều, một phần là do việc sử dụng các hình khối vuông vức và các bề mặt nhẵn nhụi, bên cạnh đó là sự biến mất của hệ thống ống xả. Cake Kalk được tung hô là người tiên phong, mở đường cho một phân khúc hoàn toàn mới.
"Trái tim" của Cake Kalk là một động cơ điện đặt giữa, sản sinh công suất 20 mã lực và mô-men xoắn cực đại đạt 42Nm. Cung cấp năng lượng cho nó là khối pin lithium-ion có dung lượng 2,6kWh. Nhà sản xuất tuyên bố rằng chiếc mô tô địa hình này có thể đạt tới vận tốc tối đa 80km/h và di chuyển được quãng đường hơn 80km chỉ sau một lần sạc duy nhất. Nhờ việc sử dụng nhiều vật liệu siêu nhẹ mà tổng trọng lượng của chiếc xe này chưa tới 70kg. Được biết, số lượng sản xuất của Cake Kalk khá thấp, chỉ đúng 50 chiếc được xuất xưởng. Mỗi chiếc xe sẽ được đánh số và ký tên nhằm khẳng định độ “độc” của chúng. Một điểm đặc biệt trên sản phẩm này đó là việc hầu hết các thành phần của nó được phát triển mới hoàn toàn nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và chất lượng mà nhà sản xuất đề ra.
Chưa hết, rất nhiều đột phá về mặt công nghệ cũng như sản xuất đã được áp dụng để tạo ra nhiều bộ phận của Cake Kalk, ví dụ như moay-ơ, càng xe, bộ vành, hệ thống giảm xóc hay bộ khung… Theo đó, những miếng hợp kim trên chiếc xe này đều được cắt CNC (điều khiển bằng máy tính với độ chính xác cao), cùng với đó là những thành phần được chế tạo từ vật liệu sợi các-bon siêu cứng nhưng cũng siêu nhẹ. Hiện tại, nhà sản xuất đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng với phí đặt cọc là 1000USD (tương đương 22,8 triệu đồng), trong khi đó Cake Kalk được chốt giá 13.000 USD (hơn 295 triệu đồng). Những chiếc đầu tiên thuộc lô này sẽ được bàn giao từ giữa tháng 6 năm nay. Ngoài ra, hãng này còn cho biết phiên bản sản xuất hàng loạt của Kalk sẽ đươc tung ra từ cuối năm 2018, tất nhiên nó sẽ có giá bán thấp hơn bản giới hạn nói trên. Không những vậy, đây chỉ là sản phẩm đầu tiên trong số những mẫu xe sẽ được Cake cho ra mắt trong thời gian sắp tới.
-
Vespa Elettrica có thể đi quãng đường 100km cho một lần sạc, môtơ điện tạo ra công suất cực đại 5,2 mã lực, mô-men xoắn 200 Nm và có giá 6.390 EUR (khoảng 171 triệu đồng). Theo công bố từ nhà sản xuất, Vespa Elettrica có thể đi được quãng đường 100km trước khi cần sạc lại. Xe lấy nguồn điện từ bộ pin sạc lithium-ion, có thể sạc đầy trong 4 giờ. Tuổi thọ của bộ pin có thể lên đến 1.000 lần sạc (khoảng 10 năm sử dụng) trước khi dung lượng giảm xuống 80%. Với thiết kế như vậy, phiên bản mới có công suất cực đại đạt 5,3 mã lực và mô-men xoắn 200 Nm. Piaggio cũng cài sẵn cho xe 2 chế độ lái ECO và Power, lựa chọn thông qua nút bấm. Ở chế độ Eco, xe sẽ có tốc độ giới hạn ở 30 km/h để duy trì pin, thích hợp cho đô thị.
Vespa Elettrica còn có phiên bản đặc biệt với khả năng vận hành liên tục 200 km cho một lần sạc điện. Xe được trang bị thêm một máy phát điện, giúp xe tăng thêm 150 km vận hành, trong khi bộ pin tiêu chuẩn chỉ đủ dùng cho 50 km. Bề ngoài của Elettrica mang kiểu dáng tổng thể tương tự dòng Vespa đương đại của Piaggio. Mẫu xe này được phủ một lớp sơn bạc chủ đạo với những đường trang trí màu xanh bao quanh. Chỉ may yên xe có nhiều màu sắc lựa chọn tùy theo sở thích của khách hàng.
Bên cạnh đó, phiên bản này còn trang bị màn hình điện tử kích thước 4,3 inch, hiển thị toàn bộ các thông tin liên quan đến vận hành như tốc độ, mức pin, quãng đường. Vespa Elettrica có thể kết nối với điện thoại qua Bluetooth và có cổng sạc điện USB cho các thiết bị cầm tay. Tại thị trường châu Âu, phiên bản này sẽ có giá lên tới 6.390 EUR (khoảng 171 triệu đồng), đắt gần gấp đôi so với chiếc Primavera 125. Hiện tại Vespa Primavera 125 có giá khoảng 71 triệu đồng tại Việt Nam.
-
Với mong muốn tạo ra những mẫu xe tối giản nhưng đạt hiệu quả cao về cả hiệu năng lẫn kiểu dáng, nhà thiết kế Serge Rusak cùng với những cộng sự của ông đã thành lập công ty khởi nghiệp Sarolea với trụ sở chính nằm tại Bỉ. Ngay sau khi ra mắt, hãng đã gây được tiếng vang nhất định khi công bố mẫu superbike hoàn toàn mới Sarolea MANX7. Là một mẫu xe điện hiệu năng cao, MANX7 không chỉ gây ấn tượng bởi thiết kế đẹp mắt mà còn sở hữu kết cấu thông minh.
Đây là một chiếc xe đua chạy điện của hãng xe Bỉ với khung làm bằng sợi carbon và các chi tiết làm bằng các vật liệu cao cấp khác. Nhưng tính thẩm mỹ của chiếc Manx7 này không dành cho số đông vì thiết kế lạ mắt của nó. Động cơ điện của Saroléa Manx7 là loại DC làm mát bằng không khí với công suất 163 mã lực và mô-men xoắn 450 Nm. Manx7 có 3 mô hình pin: 14 kWh, 18 kWh và 22 kWh. Trong đó, nhờ cấu hình pin 22 kWh Manx7 có thể đi được 330 km với 1 lần sạc đầy. Hãng xe Bỉ cho biết pin của Manx7 có thể sạc 80% chỉ trong 25 phút. Tương tự như cấu trúc khung, lý do khiến Sarolea lựa chọn hệ động lực điện cho mẫu xe đầu tiên của họ cũng nhằm mục đích hướng tới sự tối giản nhưng hiệu quả. Không như động cơ đốt trong truyền thống với hàng trăm bộ phận cơ học, với việc sử dụng động cơ điện, bộ phận duy nhất chuyển động để xe lăn bánh chỉ là mô-tơ. Hãng đã trang bị cho chiếc xe một động cơ điện không chổi than với công suất lên tới 120kW và mô-men xoắn 450Nm.
Nhờ động cơ điện mạnh mẽ, MANX7 có thể đạt khả năng tăng tốc mượt mà và gần như tức thì. Chỉ bằng cách xoắn tay ga, người lái có thể nhanh chóng đạt tốc độ 100km/h từ khi đứng yên chỉ trong 2,8 giây. Bên cạnh phiên bản pin li-ion cao nhất 22kWh như đã nêu trên, Sarolea còn cung cấp cho khách hàng các lựa chọn pin 14 và 18kWh. Tùy từng phiên bản, MANX7 sẽ có tầm hoạt động lần lượt 230, 380 và 330km/h - gần tương đương với những chiếc sportbike chạy xăng hiện tại. Sử dụng công nghệ pin của ngành xe hơi, Sarolea MANX7 có khả năng sạc pin nhanh từ 0 tới 80% chỉ trong 25 phút. Đặc biệt, khối pin cũng được thiết kế để có thể dễ dàng tháo rời, giúp chủ xe có thể nâng cấp pin trong tương lai khi công nghệ đã phát triển hơn. Tất cả các công nghệ ưu việt này được gói gọn trong một thiết kế mang phong cách sportbike đẹp mắt, hòa trộn giữa các đường nét sắc sảo với những bề mặt cong mượt mà.
Hiện tại, MANX7 vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, chính vì vậy Sarolea chưa công bố mức giá cũng như thời điểm bán ra của chiếc xe. Tuy nhiên xét tới các yếu tố như sử dụng những phụ tùng "hàng hiệu", công nghệ chế tạo và vật liệu đỉnh cao, chắc chắn Sarolea sẽ chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn và có giá bán nằm ngoài tầm với của đa số người bình thường.
-
Được thành lập vào năm 2016 với sứ mệnh duy nhất là sản xuất những mẫu mô tô điện, hiện nay hãng Zero Motorcycles tới từ Mỹ đang là một trong những nhà tiên phong trong phân khúc này. Với đời xe 2019, Zero Motorcycles vừa nâng cấp toàn bộ dòng sản phẩm của mình với pin dung lượng cao hơn, khả năng sạc siêu nhanh và khả năng kết nối cao hơn. Hãng Zero Motorcycles cũng mang những dòng xe của mình trình làng tại triển lãm xe máy EICMA 2018, đang diễn ra tại Italia.
Về thiết kế ngoại hình, loạt xe Zero 2019 không có sự thay đổi so với các phiên bản trước, chỉ thêm màu mới và cải thiện trọng lượng xe. Hiện tại dòng sản phẩm của hãng đang gồm có những dòng xe là naked bike (Zero S và SR), scrambler (Zero DS và DSR), "cào cào" Zero FX và motard FXS. Nếu như bộ sản phẩm model 2018, tất cả chúng đều sử dụng chung nền tảng động cơ điện có công suất 45kW (khoảng 60 mã lực) thì phiên bản mới cung cấp thêm nhiều sự lựa chọn hơn với 3 tuỳ chọn động cơ gồm: 52kW (70 mã lực), 34kW (46 mã lực), 20kW (27 mã lực).
Cũng như đợt nâng cấp trước, điểm nổi bật của các dòng xe Zero năm 2019 đó là công nghệ pin và sạc. Đây cũng là rào cản lớn nhất của các loại xe điện so với xe chạy xăng truyền thống trong công cuộc chinh phục khách hàng. Ở phiên bản 2019, Zero Motorcycles đã đưa ra lựa chọn pin mở rộng Power Tank với dung lượng 3,6kWh để tăng tầm hoạt động của xe. Ở phiên bản 2019, Zero Motorcycles đã nâng cấp công suất động động cơ điện ZF7.2 với công suất 52 kW (70 mã lực) và tốc độ tối đa 167 km/h. Khối pin Power Tank có thể được trang bị cho mọi dòng xe của Zero Motorcycles từ đời 2014 tới nay. Trong khi đó, bản thân từng khối pin chính với các mức dung lượng 14,4kWh, 7,2kWh và 3,6kWh tùy vào từng phiên bản cũng đã được nâng dung lượng lên 10% so với đời 2018.
Ngoài ra, điểm đặc biệt của Zero là người dùng có thể nạp năng lượng cho xe một cách tức thì bằng khối pin Power Tank với dung lượng 14,4kWh giúp xe tăng thêm quãng đường di chuyển. Với Power Tank, xe của Zero Motorcycles có khả năng đạt quãng đường hoạt động tối đa trên lý thuyết lên tới 358km trong thành phố, hoặc 180km trên đường cao tốc. Bên cạnh hệ thống sạc tiêu chuẩn Charge Tank 6kW cho phép người dùng có thể sạc tới 95% pin chỉ trong 1 giờ đồng hồ, lấy điện từ mạng dân dụng 220V. Ở phiên bản mới nhất 2019, hãng Zero Motorcycles giảm thời gian sạc pin với việc cải tiến phụ kiện sạc nhanh Quick Charger. Bộ sạc Quick Charger 1kW cho phép người dùng sạc pin khi tháo rời ra khỏi xe (tương tự pin cách thức sạc thiết bị rời điện thoại, pin máy ảnh .v.v) giúp người dùng linh hoạt hơn khi sử dụng. Cuối cùng, hãng Zero đã phát triển một tính năng mới và đang chờ cấp bằng sáng chế, đó là Chế độ lưu trữ dài hạn để tối ưu hóa trạng thái sạc của pin. Cụ thể, tính năng này sẽ giúp lưu trữ điện năng trong pin của xe và pin rời trong thời gian dài khi không sử dụng. Theo đánh giá người viết, đây là một thành công nữa của hãng Zero và điều này góp phần làm cho tính năng của những chiếc xe điện ngày càng giống như những chiếc xe máy thông thường.
-
Được thành lập vào năm 1991, Confederate Motors nổi lên là hãng chuyên làm ra những siêu phẩm hàng hiếm làm từ nhôm nguyên khối. Từ năm 2017, Confederate Motors đổi tên thành Curtiss Motorcycle và chuyển hướng sang phát triển môtô điện. Một năm sau, siêu phẩm Curtiss Zeus ra đời. Mang trong mình nền tảng động cơ E-Twin lấy cảm hứng từ động cơ V-Twin, chiếc Curtiss Zeus trở thành mẫu môtô điện mạnh nhất thế giới với công suất 170 mã lực.
Ra mắt tại lễ hội môtô Quail - California, Curtiss Zeus được đặt tên theo tên vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Tiếp nối truyền thống từ Confederate Motors, Curtiss Zeus vẫn sử dụng vật liệu nhôm hàng không nguyên khối được CNC tinh xảo. Do không còn bị bó buộc bởi động cơ V-Twin đồ sộ và bình xăng cỡ lớn nên Curtiss Zeus sở hữu kiểu dáng mang hơi hướm phóng khoáng, tương lai. Hệ thống treo trước vẫn là cơ cấu kết nối đa điểm Girder tương tự những chiếc Confederate Motors, giảm xóc sau dạng monoshock nối với gắp sau dạng Cantilever. Hệ thống đèn trên Zeus có sự phối hợp giữa cổ điển và hiện đại. Đèn trước hình tròn kiểu cổ điển và đèn hậu tích hợp xi-nhan. Cả hai đèn đều là đèn công nghệ LED.
Thừa hưởng ý tưởng động cơ V-Twin từ những mẫu xe tiền nhiệm, Curtiss đã tạo ra nền tảng động cơ E-Twin hoàn toàn mới. Nền tảng này bao gồm 2 động cơ điện sản sinh công suất lên tới 170 mã lực và mô-men xoắn 393 Nm. Nhờ những thông số này, Curtiss Zeus trở thành chiếc môtô điện mạnh nhất thế giới hiện nay. Với mô-men xoắn 393 Nm, Zeus cũng là chiếc môtô thương mại có mô-men xoắn khủng nhất. Cung cấp năng lượng cho động cơ E-Twin này là khối pin 14,4 kWh. Curtiss Zeus sẽ chính thức được sản xuất vào năm 2019. Tương tự Confederate Motors trước đây, Zeus cũng sẽ được sản xuất thủ công với số lượng hạn chế cùng mức giá cao.
-
Chiếc xe điện của Energica mang tên Ego có khả năng tăng tốc từ 0-60 dặm/h (xấp xỉ 97km/h) trong vòng 3 giây và vận tốc tối đa lên tới 150 dặm/h (241 km/h). Pin của xe cho phép đi quãng đường tối đa 161 km và chỉ mất 30 phút để sạc đầy 80%. Với khả năng tăng tốc từ 0-60 dặm/h trong vòng 3 giây và vận tốc tối đa lên tới 150 dặm/h, Energica Ego có thể được coi là phiên bản Tesla Model S của làng xe máy. Cho dù có động cơ chỉ sử dụng năng lượng điện, chiếc Ego vẫn tạo ra tiếng ồn khi sử dụng. "Chiếc xe tạo ra tiếng động do cơ chế của mô-tơ bên trong. Âm thanh này nghe giống như một tiếng huýt sáo vậy: nhiều người đã so sánh âm thanh này với tiếng của động cơ phản lực", Livia Cevolini, CEO của Energica cho biết.
Điểm nhấn đặc biệt của phiên bản mới này là những tính năng công nghệ, bao gồm : kiểm soát lực kéo (Traction Control), kiểm soát hành trình (Cruise Control), bộ điều khiển ga điện mới (Electronic Throttle Control), bộ điều chỉnh năng lượng (Electronic Throttle Control), tính năng điều khiển lực bám đường (Heated Grips) và đèn pha mới. Ngoài ra, tính năng cảnh báo người đi bộ, xe vượt Park Assistant. Các cài đặt được thực hiện qua giao diện trên màn hình hiển thị TFT 4,3 inch. Cung cấp sức mạnh cho Energica Ego 2019 là mô-tơ điện AC làm mát bằng dầu, công suất tương đương 145 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại 200Nm. Energica Ego có thể tăng tốc từ 0 - 100km/h trong 3 giây và đạt tốc độ tối đa 240km/h. Mỗi lần sạc đầy mất 3,5 giờ cùng chế độ sạc nhanh chỉ mất 30 phút (85% pin), đem tới tầm hoạt động 150km. Xe có 4 chế độ chạy khác nhau: Urban (Đô thị), Eco (Tiết kiệm), Rain (Đường mưa), Sport (Thể thao) và 4 chế độ phanh tái tạo năng lượng: Low, Medium, High, Off.
Ngoài ra, ở phiên bản 2019 nhà sản xuất đã cải thiện tộc độ sạc, khả năng làm mát giải nhiệt rút ngắn thời gian 15% so với thế hệ trước khi cài đặt phần miền Fast Charge do hãng cung cấp. Cùng với đó là 2 tính năng mới là hẹn giờ, tuỳ chỉnh mức pin tuỳ ý và chế độ sạc im lặng. Hiện tại, Energica Ego Sport Black phiên bản 2019 chưa công bố giá bán. Qua tìm hiểu, Energica Ego phiên bản 2017 có giá khởi điểm 25.850 Euro (tương đương 692 triệu đồng) tại Châu Âu. Trên đường đua, Energica Ego cũng giành vị trí thứ 7 tại Isle of Man TT - giải đua xe khốc liệt nhất Thế giới vào năm 2017. Được biết, Energica cũng là nhà sản xuất duy nhất được Liên đoàn Mô tô Quốc tế FIM lựa chọn với chiếc mô tô điện Ego Corsa để phát tiển và cung cấp xe cho giải FIM Enel MotoE World Cup (hay còn gọi là MotoE) diễn ra vào năm 2019. MotoE sẽ được tổ chức song song giải MotoGP và được hỗ trợ từ đội ngũ kỹ thuật của MotoGP.
-
Điểm đặc biệt của mẫu xe này là hoạt động hoàn toàn bằng điện và được phát triển dựa trên mẫu Freeride E. Freeride E-XC 2019 mới sẽ đi kèm một gói KTM PowerPack với dung lượng tăng 50% so với chiếc Freeride E. Theo các kỹ sư của KTM, điều này tương đương với tầm hoạt động kéo dài hơn 1 tiếng rưỡi so với thế hệ cũ. Freeride E-XC 2019 có ba chế độ lái: Enduro, Cross và Economy, với tính năng Economy hứa hẹn sẽ tăng thêm nửa giờ hoạt động vào sự hồi phục năng lượng. Thời gian sạc cũng được cải thiện so với mô hình trước. Trong khi đó, công suất cực đại của xe đã được tăng lên đến 24 hp, mô-men xoắn 30 lb-ft và trọng lượng xe chỉ 111kg.
Xe sở hữu một khung gầm mới cùng với phuộc ngược WP Xplor 43 phía trước và giảm xóc đơn WP PDS phía sau. Giám đốc điều hành của KTM Stefan Pierer cho biết: “Chúng tôi tự hào giới thiệu KTM Freeride E-XC E-XC mới, chiếc xe đánh dấu bước tiếp theo trong việc phát triển công nghệ xe điện của KTM và cũng là sự tiếp nối cam kết của chúng tôi đối với phân khúc này”.
-
Hiện chưa được đặt tên chính thức, mẫu mô tô Tarform đầu tiên là "đứa con tinh thần" của Taras Kravchouk - Giám đốc điều hành kiêm nhà đồng sáng lập của Tarform Motorcycles. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thiết kế công nghiệp và một bảng lý lịch dày thành tích, Kravchouk cũng đã từng thiết kế ra nhiều mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống rất ấn tượng. Tuy nhiên khi nhận ra sự quan tâm của khách hàng với xe điện và các dòng mô tô hoài cổ, anh đã muốn tạo ra một chiếc mô tô điện mới cho Thế kỷ XXI.
Theo Kravchouk giải thích, Tarform muốn "hồi sinh" kiểu dáng cổ điển, và kết hợp nó với công nghệ hiện đại để tạo ra trải nghiệm lái mới, trên một chiếc xe có độ hoàn thiện cao được tạo ra bằng các phương pháp hiện đại và "xanh". Điều này được thể hiện rất rõ qua lớp vỏ của mẫu xe Tarform đầu tiên, được chế tạo bằng công nghệ in 3D. Không chỉ giúp tạo ra các chi tiết tinh xảo cao, công nghệ này giúp giảm tối đa sự hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất, trong khi vẫn thân thiện với môi trường nhờ sử dụng vật liệu sinh học.
Với đèn pha LED chóa tròn và bộ yên vuốt về phía sau được bọc da nâu, mô tô Tarform có kiểu dáng tân hoài cổ, lấy cảm hứng trực tiếp từ phong cách cafe racer được ưa chuộng. Thiết kế của cặp tay phanh cũng hòa nhập hoàn hảo với ghi-đông, tạo cảm giác như chiếc xe được làm nguyên khối thay vì là tập hợp của các phụ tùng. Tương tự Ducati Scrambler, Tarform cũng lựa chọn đặt màn hình hiển thị đa thông tin vào lớp vỏ như một đồng hồ truyền thống, tạo sự cổ điển cho phía sau. Về hệ thống treo, mẫu mô tô đầu tiên của Tarform sử dụng phuộc USD cho phía trước và monoshock phía sau. Nằm giữa bộ khung xe là động cơ điện cùng khối pin với thông số kỹ thuật chưa được Tarform công bố chi tiết. Tuy nhiên hãng có cho biết rằng khối pin cho phép chiếc xe đạt tầm hoạt động 145km trong thành phố, 80km trên đường cao tốc và đường hỗn hợp 121km cho mỗi lần sạc đầy. Thời gian sạc của mẫu xe điện này chỉ trong dưới 4 tiếng.
Là một mẫu xe điện công nghệ cao, mô tô Tarform cũng được tích hợp sẵn hệ thống quản lý tình trạng hoạt động của toàn bộ chiếc xe. Nếu phát hiện ra bất kỳ hư hỏng hay triệu chứng bất thường nào. chiếc xe sẽ thông báo tới tận điện thoại của khách hàng và thậm chí còn có khả năng đặt lịch sửa chữa qua ứng dụng cài trên smartphone. Hiện tại, Tarform đã bắt đầu mở đơn đặt hàng cho chiếc xe chưa có tên của mình với mức giá khởi điểm dự kiến 18.000 USD (tương đương 420,1 triệu đồng), giao xe vào cuối năm 2019.
-
Hãng xe Lightning đến từ Mỹ được nhiều người biết đến với chiếc sportbike LS-218 được giới thiệu năm 2014 với 200 mã lực. Giá của LS-218 bắt đầu từ 40.000 USD. Tới năm nay, Lightning đang tiết lộ một mẫu xe điện mới mang tên Strike. Một chiếc mô tô điện với giá 13.000 USD với khả năng chạy được 241 km/h và phạm vi hoạt động được 241 km. Đây sẽ là một chiếc xe điện đáng để mong đợi. Chiếc mô tô thể thao điện này đã từng giành chiến thắng trong cuộc đua Pikes Peak tại Mỹ và vượt mặt các đối thủ cạnh tranh nổi tiếng động cơ nhiệt. Một kỳ tích thực thụ. Đối với Lightning, đây là sự khởi đầu hoàn hảo để tiếp đến việc thương mại một phiên bản với tiêu chuẩn phê duyệt đường bộ.
Được vận hành bởi một động cơ điện 220 mã lực, siêu xe LS-218 được trang bị bộ "áo giáp" bằng sợi carbon và một hộp pin với kích thước có thể thay đổi, tùy theo ý muốn của người điều khiển. Im lặng và không rung, đây là sự khác biệt của LS-218 so với các loại môtô động cơ nhiệt, thường rất ồn. Nhưng về sức mạnh, LS-218 hoàn toàn tự hào và buộc các đối thủ phải kính nể. Nhờ trọng lượng nhẹ (225 kg), Lightning LS-218 đạt được tốc độ khủng 352 km/h và trở thành chiếc môtô điện nhanh nhất thế giới. Về phạm vi hoạt động, 150 km (với gói pin 12 kWh) là hoàn toàn có thể chấp nhận được đối với dòng xe hai bánh.