Top 10 vụ cá chết hàng loạt năm 2016 gây thiệt hại lớn nhất tại Việt Nam
Thời gian gần đây, Việt Nam xảy ra ô nhiễm môi trường do nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên nhưng vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng khiến cuộc sống ... xem thêm...người dân gặp nhiều khó khăn. Việc xả thải bừa bãi khiến môi trường đất, không khí bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề do xả thải khiến cá chết hàng loạt. Bài viết này sẽ điểm lại 10 vụ cá chết hàng loạt tại Việt Nam trong năm 2016.
-
Ngày 16/2/2016, người dân phát hiện hàng loạt cá chết trên sông. Nguyên nhân do môi trường trên sông Cái Vừng bị ô nhiễm, thiếu oxy cục bộ, lượng DO (oxy hòa tan) rất thấp so với ngưỡng cần thiết nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh An Giang và Đồng Tháp cho biết tổng lượng cá bè nuôi trên sông Cái Vừng (ranh giới của tỉnh An Giang, Đồng Tháp) bị chết là hơn 1.100 tấn, trong đó 650 tấn, Đồng Tháp 460 tấn.
-
Hiện tượng cá chết hàng loạt bất thường ở miền Trung bắt đầu xảy ra từ ngày 6-4-2016, bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà của thị xã Kỳ Anh), sau đó tiếp tục xảy ra tại các tỉnh: Quảng Bình ngày 10-4, Thừa Thiên – Huế ngày 15-4, Quảng Trị ngày 16-4 với số lượng và tần suất theo thời gian tại từng tỉnh khác nhau và kéo dài đến khoảng ngày 4-5.
-
Vào giữa tháng 5/2016, hơn 70 tấn cá các loại chết trắng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Theo cơ quan chức năng, cá chết hàng loạt là do nước kênh bị ô nhiễm cục bộ sau cơn mưa đầu mùa. Tình trạng cá chết hàng loạt cũng diễn ra vào những mùa mưa trước đó. UBND TPHCM yêu cầu các sở, ngành cùng 5 quận liên quan phối hợp với nhau để chấm dứt tình trạng trên. Trong đó giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tăng tần suất, vị trí quan trắc sau các cơn mưa đầu mùa để theo dõi chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; khơi thông dòng chảy, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm cục bộ môi trường nước trên kênh.
-
Cá ở hồ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân, trong đó có nhiều con nặng tới vài kg. Người dân sống gần hồ cho biết, hiện tượng cá chết bất thường bắt đầu sau cơn mưa nhỏ. Hàng trăm công nhân cùng phương tiện máy móc được huy động để vớt cá chết và sục khí, phun sương để cứu những con cá còn lại trong hồ Hoàng Cầu.
-
Trong những ngày giữa tháng 7, tại hồ Mật Sơn, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Tình trạng này đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân sống chung quanh khu vực hồ. Cơ quan chức năng lập tức vào cuộc, kết quả kiểm tra của sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, do chất lượng nước trong hồ không đảm bảo đã dẫn tới việc cá chết hàng loạt này.
-
Hiện tượng cá chết được ngư dân ở khu vực sông Sài Gòn phát hiện vào khoảng 4 giờ ngày 6/7, vị trí cá chết chủ yếu ở đoạn sông Sài Gòn chạy qua địa phận ấp 4, xã Minh Tâm và ấp Bàu Lùng, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản (Bình Phước). Các loài cá bị chết chủ yếu là cá trắng, cá dảnh, cá mè, cá rô phi và một số lượng nhỏ cá lăng; ước khối lượng cá chết khoảng 2 tấn.
-
Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra từ ngày 21/8 đến ngày 23/8 nhưng không rõ nguyên nhân. Qua tìm hiểu, bản Cửa Rào 1 (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) có 8 hộ dân nuôi 12 lồng cá, gồm các loại cá trắm và cá bọp. Hầu hết các lồng cá đều nuôi trên sông Nậm Nơn đoạn chảy qua bản Cửa Rào 1 (khu vực hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành sông Lam). Những người dân có kinh nghiệm trong việc nuôi cá lồng nơi đây cho biết: Hiện tượng cá chết này rất lạ, vì xác cá không có dấu hiệu của dịch bệnh, nhiều người nghi ngờ nguyên nhân chính là hoàn lưu của cơn bão số 3 kéo nước bẩn từ những bãi khai thác vàng từ thượng nguồn đổ về…
-
Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân cá chết hàng loạt ở kênh Đa Cô (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) ban đầu được xác định là do thiếu ôxy. Trong ngày 2/10, công ty đã cho công nhân vớt cá chết và tiến hành tiêu hủy. Nguyên nhân cá chết được đánh giá là do hàm lượng ôxy trong nước giảm dưới lượng bình thường.
-
Hiện tượng cá chết hàng loạt tại Hồ Tây bắt đầu từ ngày 1/10 và diễn ra trên diện rộng từ ngày 2/10. Hà Nội đã huy động 1.000 người thu gom cá chết, đưa tới khu xử lý rác thải Nam Sơn tiêu hủy. Chiều 4/10, số lượng cá chết dạt vào ven hồ đã giảm. Tuy vậy mùi hôi tanh do xác cá phân hủy những ngày qua vẫn khiến các hàng quán kinh doanh ven hồ đóng cửa, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. Ước tính có khoảng 200 tấn cá chết được vớt lên từ hồ Tây. Theo kiểm tra ban đầu của các cơ quan chức năng thời điểm cá chết trên diện rộng, chỉ số oxy tầng nước mặt = 0, lượng Amoni tăng gấp 24 lần so với quy định.