Top 10 virus gây thiệt hại nhiều nhất cho mạng máy tính trên toàn thế giới
Rất nhiều người sử dụng máy tính tìm thấy những vấn đề do virus gây nên cho hệ thống máy tính của họ. Bị nhiễm virus là một việc rất nguy hiểm, có rất nhiều hệ ... xem thêm...thống máy tính đã không thể sửa chữa, vì vậy chúng ta nên được trang bị trước những kiến thức về những loại virus này để giữ cho máy tính được an toàn.
-
Đây là loại virus được xác định là nguy hiểm nhất cho máy tính. Virus llove you là một chương trình được tạo ra từ 2 người Philippines vào năm 2000 là Reonel Ramones và Onel de Guzman, tuy nhiên sau đó hai người này may mắn đã không bị bắt giam do lúc bấy giờ, pháp luật Philippines chưa có những điều luật quy định trừng trị những người tạo ra virus cho máy tính. Hai người này khá thông minh khi đã lợi dụng tính hiếu kỳ của mọi người, tạo ra những tập tin có đuôi dạng "ILOVEYOU.txt.exe", nhưng do điểm yếu của Outlook thời điểm đó (Outlook là một dịch vụ do Microsoft cung cấp, cho phép bạn sử dụng để truy cập và gửi thư điện tử, đồng thời giúp bạn kết nối đến các dịch vụ khác như Skype, Facebook...) những đuôi .exe sẽ được giấu đi, virus sử dụng nền tảng truyền thông xã hội bằng cách lừa người sử dụng click vào một đường link và nói rằng trong đó có tất cả các vấn đề người sử dụng yêu thích. Loại virus này đã gây thiệt hại trên 10 tỷ đô la Mỹ.
-
Code Red là một loại sâu máy tính được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 7 năm 2001 bởi 2 nhân viên an ninh kỹ thuật số là Marc Maiffret và Ryan Permeh, tên của loại virus này được lấy là "Code Red" bởi lẽ hai nhân viên tìm ra loại virus khi họ đang uống thứ nước có tên code red. Loại sâu máy tính này có khả năng công kích các phần mềm phát triển với IIS (viết tắt của "Internet Information Services", được đính kèm với các phiên bản của Windows. IIS chính là các dịch vụ dành cho máy chủ chạy trên hệ điều hành Window nhằm cung cấp và phân tán các thông tin lên mạng, bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như Web Server, FTP Server...). Loại sâu máy tính phát tán rất nhanh bằng cách sử dụng lỗ hổng của máy tính là tràn bộ nhớ, nó sử dụng các chuỗi dài lặp đi lặp lại ký tự "N" để làm tràn bộ nhớ, từ đó cho phép code tùy ý và làm máy tính nhiễm virus. Code Red là nguyên nhân gây ra sự thất thoát trên 2 tỷ đô la Mỹ.
-
Loại sâu máy tính này được lấy tên của một vũ công kỳ lạ người Florida và được tạo ra bởi một người đàn ông tên là David Smith vào năm 1999. Theo báo cáo loại virus này đã làm thiệt hại trên 80 triệu đô la Mỹ, David Smith đã bị bắt và bị phạt 10 năm tù giam, đồng thời phải trả 5000 đô la Mỹ tiền phạt cho 10 năm ngồi tù. Melissa thường được cài ở phần ghi chú đính kèm trong Email với dòng tiêu đề "thông điệp quan trọng đến từ..." hay " đây là tài liệu mà bạn yêu cầu...". Các tập tin đính kèm thường được đặt tên là LIST.DOC. Nếu người nhận bấm vào hoặc mở file đính kèm, máy tính sẽ bị nhiễm virus.
-
Sasser lần đầu tiên được chú ý và bắt đầu phát tán nhanh chóng vào ngày 12 tháng 4 năm 2004. Virus được lập trình bởi một sinh viên IT tên là Sven Jaschan. Loại sâu máy tính này được mang tên là Sasser vì nó lan tràn bằng cách khai thác việc làm tràn các bộ nhớ thành phần. Sasser quét trên các phạm vi khác nhau tại các địa chỉ IP đồng thời liên kết với các máy tính nạn nhân thông qua cổng TCP 445. Virus này đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng bao gồm có nhiều vệ tinh thông tin liên lạc của cơ quan thông tấn Pháp đã bị chặn trong nhiều giờ (AFP), tập đoàn máy bay Delta Air Lines phải hủy nhiều chuyến bay xuyên Đại Tây Dương bởi vì hệ thống máy tính bị nhiễm virus, các công ty bảo hiểm ở Bắc Âu đã phải ngừng hoàn toàn và có 130 công ty buộc phải đóng cửa văn phòng, các bản đồ điện tử của lính tuần tra ven bờ biển Anh đã bị vô hiệu hóa trong một vài tiếng, các máy chụp chiếu bằng tia X của trường đại học y Lund đã không thể sử dụng được và phải chuyển gấp bệnh nhân tới một bệnh viện gần đó...
-
Đứng thứ 5 là virus Zeus được làm bởi Trojan horse, chạy trên các phiên bản của Microsoft Windows. Nó thường được sử dụng để ăn cắp các thông tin của ngân hàng, hoặc để cài đặt virus CryptoLocker ransomware ( một loại virus đòi tiền chuộc, khi đã khống chế được máy tính, chúng sẽ tiến hành mã hóa các file dữ liệu quan trọng của máy sau đòi tiền chuộc từ các nạn nhân, nếu không đưa chúng sẽ xóa hết các dữ liệu này). Zeus lây lan chủ yếu qua việc download trên drive. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2007 khi ăn cắp thông tin của bộ giao thông vận tải Hoa Kỳ và trở nên phổ biến hơn vào tháng 3 năm 2009, khoảng 70 triệu đô la Mỹ đã bị đánh cắp bởi những người phát triển virus và ước tính có 1 triệu máy tính bị nhiễm virus này.
-
Conficker xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2008, nó gây ra ảnh hưởng tới hơn 9 triệu máy tính và gây ra thất thoát hơn 9 tỷ đô la. Nó sử dụng lỗ hổng trong phần mềm hệ điều hành Windows. Trung tâm mạng Bách Khoa tại Việt Nam đã phát hiện thấy bằng chứng rằng Conficker có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ loại virus này. Sau này Microsoft đã cung cấp rất nhiều phần mềm diệt virus để đảm bảo an toàn.
-
Loại virus này được phát triển bởi chính phủ Mỹ và lực lượng quốc phòng Israeli. Nó được tạo ra nhằm mục đích chiến tranh qua mạng. Stuxnet giúp cho chính phủ hai nước có thể phát hiện ra bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào mà Iran lên kế hoạch trên toàn thế giới. Stuxnet nhắm đến điều khiển logic lập trình (PLC), cho phép tự động hóa các quy trình lắp ráp hoặc dùng máy ly tâm để tách vật liệu hạt nhân.
-
Mydoom là một loại sâu máy tính được phát hiện vào năm 2004, có ảnh hưởng đến Microsoft Windows và đến thời điểm hiện tại vẫn không biết tác giả của nó là ai. Nó trở thành loại sâu máy tính lây lan nhanh nhất trên Email, vượt qua các kỷ lục đã xác lập trước đó với virus Sobig và ILOVEYOU. Virus này gửi một tin nhắn với nội dung "Andy, tôi chỉ làm công việc của tôi, không có gì riêng tư cả, xin lỗi" khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng người tạo ra virus này đang trả lời. Mydoom đã gây thiệt hại khoảng 38,5 triệu đô la.
-
Như đã nói qua ở trên đây là một loại virus tống tiền chạy trên hệ điều hành Windows. Nó lan tràn chủ yếu thông qua Email bằng cách sử dụng các thư giả mạo hay thư than phiền của khách hàng... Cryptolocker sử dụng các thuật toán mã hóa dữ liệu khai thác từ hàm CrytoAPI của Microsoft, do đó máy tính của người dùng một khi đã bị nhiễm virus rất khó có thể lấy lại được dữ liệu nên chỉ còn cách đưa tiền tiền chuộc. Loại virus này đã làm thiệt hại khoảng 20 triệu đô la Mỹ.
-
Virus này không gây ra nhiều thiệt hại như các virus kể ở trên và được biết đến vào tháng 9 năm 2011. Flashback nhắm vào các lỗ hổng trên Mac OS X (là hệ điều hành được phát triển và phân phối độc quyền bởi Apple, dành cho các máy tính Macintosh). Hệ thống bị nhiễm sau khi người dùng được chuyển hướng tới một trang web giả mạo. Các phần mềm độc hại có thể được chuyển đổi giữa các máy chủ khác nhau và mỗi lần chuyển đổi dựa vào một ID duy nhất được gửi đến máy chủ kiểm soát.