Top 16 Việc nên làm nhất để lấy may mắn trong dịp Tết Nhâm Dần 2022
Theo quan niệm, Tết là thời khắc khởi đầu của một năm mới. Chính vì vậy, ngay trong đêm giao thừa và những ngày đầu năm mới, nhiều người chúng ta vẫn muốn được ... xem thêm...làm một số việc để mang lại may mắn tài lộc cho một năm vạn sự như ý. Người Việt vẫn quan niệm rằng, những sự việc xảy ra trong đầu năm mới được xem là có ảnh hưởng lớn đến số phận của cả năm. Chính vì thế, mỗi người cần chú ý lời ăn tiếng nói và cố gắng giữ tâm trạng lạc quan trong mỗi dịp Tết đến. Tết Nhâm Dần 2022 sắp đến rồi, mời bạn cùng Toplist tìm hiểu những việc nên làm nhất để cả năm luôn được may mắn nhé.
-
Mùa xuân được gọi là mùa của hạnh phúc và tràn đầy sức sống mới trong năm. Đây cũng là dịp mọi gia đình sum họp, đoàn tụ cùng nhau để tận hưởng niềm vui của thân tình ấm áp trong không khí nồng nàn, sôi động của các lễ hội truyền thống. Nhưng thật buồn khi còn vô số hoàn cảnh khó khăn không có đủ điều kiện để đón chào năm mới như bao người khác. Với tinh thần nhân đạo truyền thống lâu đời của dân tộc, mỗi dịp Tết đến xuân về chính là thời điểm chúng ta thực hiện các việc từ thiện để sẻ chia và mang lại niềm vui cho cộng đồng cần giúp đỡ xung quanh mình.
Với tinh thần chia sẻ nhằm giúp đỡ khó khăn với gia đình nghèo mang đến một mùa xuân ấm áp, một cái Tết thật ý nghĩa, chương trình từ thiện Tết là một trong những hoạt động từ thiện nên làm nhất trong năm. Theo triết lý nhân quả, khi bạn làm một việc thiện lành là đã tích tạo được phước đức to lớn trong đời, có thể giải trừ các nghiệp xấu trong quá khứ. Chính vì thế, hãy bắt đầu năm mới bằng việc làm từ thiện một cách thành tâm và nghiêm túc để cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống các bạn nhé. Niềm hạnh phúc từ việc giúp đỡ mọi người sẽ là điều may mắn nhất bạn được nhận ngay trong năm mới đấy.
-
Đối với quan niệm dân gian của người Việt từ xưa, mọi gia đình đều không nên quét nhà vào ngày mùng một Tết với lý do là sẽ đuổi hết vận may mà Trời Đất ban cho vào đêm giao mùa. Chính vì thế, việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa đều được nhà nhà thực hiện và hoàn tất trước ngày mùng một để chào đón ông bà tổ tiên và các vị phúc thần. Thật ra việc cấm kỵ quét nhà và dọn rác trong ngày đầu tiên của năm bắt nguồn từ một câu truyện cổ dân gian của Việt Nam có tên "sự tích cây chổi". Câu chuyện kể về một người phụ nữ chuyên làm bếp trên Thiên Đình nhưng vì sự tham ăn của mình mà đắc tội với Ngọc Hoàng. Sau đó, Ngài hạ lệnh bắt bà ta trở thành một cây chổi để ngày ngày tiếp xúc với những thứ rác rưởi và dơ bẩn của trần gian.
Về sau, khi chứng kiến phạm nhân phải làm việc cực khổ ngày này qua tháng nọ, Ngọc Hoàng thương tình cho bà ta - cây chổi lúc này được nghỉ ngơi ba ngày đầu năm mới, đó chính là ba ngày Tết Nguyên Đán ngày nay. Dù câu chuyện thần thoại này có thật hay không thì tục không quét nhà đầu năm đã trở thành một nét văn hóa độc đáo trong tâm linh mỗi người dân Việt vào đầu năm mới. Theo quan niệm đó, ngày mùng 1 Tết tuyệt đối không quét nhà. Nếu quét nhà trong ngày này đồng nghĩa với việc quét hết tài lộc, may mắn ra ngoài. Không cho vay mượn tiền bạc, bởi sự vay mượn báo hiệu điềm xấu, sự túng thiếu sẽ đến. Bên cạnh đó, mọi người tránh nhắc nợ nhau vào ngày đầu xuân năm mới.
-
Ông bà ta xưa có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", tục mua muối đầu năm đã trở thành truyền thống lâu đời gắn bó với cái tết cổ truyền ở miền Bắc. Với nguồn năng lượng dương tích cực, muối được xem là vật chất tâm linh có tác dụng cực tốt trong việc xua tan tà khí và âm khí xung quanh nhà cửa. Chẳng những thế, muối còn được xem như một biểu tượng của vận may và sự gắn kết tình thân thêm đậm đà. Chính vì thế, vào ngày đầu năm, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người bán "muối lộc" ngay từ buổi sáng tinh mơ ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu bạn là người sống ở tỉnh thành phía Nam thì cũng có thể chuẩn bị sẵn những lọ muối đầy ắp để chào đón một năm mới đậm đà hương vị của tài lộc và thân tình.
Muối là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ. Hạt muối có sự kết tinh cao, màu trắng trong tượng trưng cho sự sạch sẽ và tinh khiết cũng là biểu tượng cho tình cảm tốt đẹp. Tục mua muối đầu năm với ý nghĩa cầu mong sự đậm đà trong tình cảm gia đình, sự hòa thuận, gắn bó giữa vợ chồng, con cái. Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Hơn thế nữa còn là sự mặn mà, tình thân thiết quanh năm trong các quan hệ họ hàng, làng xóm và quan hệ làm ăn. Vì thế, ngay vào sáng mùng một Tết, nhiều người bán muối dạo qua các con phố, đường làng hay trước các cổng chùa để bán. Hầu hết, ai cũng háo hức, vui vẻ mua cho mình một túi muối nhỏ để lấy may mắn cho cả năm.
-
Một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt từ lâu đời chính là tục thăm mộ tổ tiên từ những ngày cuối tháng Chạp đến những ngày mùng đầu năm. Đây cũng là lúc các thành viên trong gia đình có dịp tề tụ đông đủ để cùng nhau tưởng nhớ về ông bà tổ tiên cùng những người thân yêu đã khuất. Công việc sửa sang và quét dọn mồ mả trước Tết là thói quen tâm linh của mỗi người con Việt nhằm thể hiện tấm lòng hiếu đạo đối với người quá cố. Trong dịp đầu năm, bạn nên dành thời gian để viếng thăm mộ tổ tiên để giải bày những chuyện đã qua trong năm cũ và cầu mong sự chúc phúc từ ông bà cho một năm mới thuận lợi và bình an hơn.
Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Tục thăm mộ tổ tiên như một nét văn hóa nhắc nhớ con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên mỗi độ xuân về. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Ca dao xưa cũng có câu: “Con người có tổ có tông - Như cây có cội, như sông có nguồn”, thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng đến ngày này, chốn quay về vẫn là gia đình.
-
Chắc hẳn trong dịp Tết ai cũng chuẩn bị sẵn cho mình những trang phục đẹp nhất cho những ngày du xuân rộn ràng bên gia đình và bạn bè. Đặc biệt, việc ăn mặc quần áo mới trong ngày mùng một Tết không chỉ để tiếp đón khách đến thăm nhà mà còn thể hiện khởi đầu mới, mang ý nghĩa cát tường cho cả năm. Chú ý chọn những màu sắc may mắn và sặc sỡ trong ngày đầu năm như: màu đỏ cho nhân duyên hòa hợp, màu vàng cho tài lộc và thịnh vượng, màu xanh cho ước mong như ý... Chính màu sắc tươi vui sẽ mang đến nguồn năng lượng dương tích cực, xua tan vận xui rủi và chào đón tinh hoa đất trời vào nhà dịp đầu năm. Đặc biệt, nếu bạn tin theo tử vi phong thủy thì nên tham khảo màu sắc phù hợp với con giáp trong năm Tân Sửu nhé.
Theo quan niệm dân gian, mùng 1 Tết là sự khởi đầu cho một năm mới nên mọi việc phải suôn sẻ để cả năm sung túc. Vì điều đó, người Việt thường ưa chuộng màu sắc mang lại sự may mắn cho bản thân và gia đình thông qua trang phục. Người xưa thường nói màu đỏ thể hiện cho sức mạnh và sự quyền lực, gam màu này xuất hiện khắp nơi. Theo quan niệm của người phương Đông, đây là màu mang đến hạnh phúc, may mắn. Theo phong thủy, màu đỏ đóng vai trò quan trọng. Nó tượng trưng cho lửa và danh vọng. Màu đỏ giúp tăng cường năng lượng, tạo ra sự nổi bật. Màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, sung túc, hỉ hoan, vậy nên người ta tin rằng mặc màu đỏ những ngày Tết sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc lộc cho gia đình cả năm.
-
Trong ngày đầu năm, hoạt động chúc Tết họ hàng và bạn bè là truyền thống phổ biến của mọi gia đình, đặc biệt là tục mừng tuổi và trao nhận bao lì xì may mắn. Theo quy luật cho nhận, không quan trọng số tiền được nhận hay cho ở mỗi bao lì xì, điều chủ yếu chính là ý nghĩa chúc phúc tốt lành mà người trao muốn gửi đến cho người nhận. Trong các ngày mùng của Tết, bạn nên chuẩn bị sẵn các bao lì xì để trong túi để chủ động trong giao tiếp và màu đỏ rực của bao lì xì sẽ mang đến những vận may và sự thịnh vượng cho bạn trong cả năm. Từ rất lâu, lì xì trở thành một tục lệ không thể thiếu trong những ngày Tết. Mừng tuổi không giới hạn trong ngày mùng 1 mà còn có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3 cho tới mùng 10. Có lẽ, điều mà những đứa trẻ luôn chờ đợi và háo hức nhất là được người lớn tặng cho một chiếc bao lì xì đỏ chót, bên trong chứa những đồng tiền xanh đỏ đẹp mắt khiến chúng vui vẻ và hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm. Cứ vào mỗi sáng mùng 1 Tết, sau khi dậy sớm và diện những bộ quần áo đẹp, người lớn và trẻ con lần lượt ra chúc tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ. Sau đó, người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với lời chúc mong muốn sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm.
-
Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác, với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, nghiệm ra những Nhân quả thông qua giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Vào thời điểm đầu năm cũng là lúc tinh hoa của trời đất được tụ hội và ban phúc lành đến với mọi người, theo phong tục của người Việt thì không thể thiếu tục đi lễ chùa đầu năm để cầu nguyện phước lành cho cả gia đình suốt năm mới.
Có thể đối với đa số người khi lễ chùa đầu năm đều để mong cầu tất cả các nguyện ước muôn đời của con người như: sức khỏe, tình duyên, tài lộc, công danh... Tuy nhiên, nếu là người hiểu đúng về Triết Lý Phật Giáo và Quy Luật Nhân Quả thì khi đến chùa chúng ta chỉ nên cầu cho tâm hồn thanh tịnh, có thể hiểu rõ đúng sai và sống đúng với đạo lý Phật dạy thì tự nhiên phước báu sẽ đến với mỗi người. Hãy nhớ rằng Đức Phật là "Đấng Giải Thoát" chứ không phải là một vị thần siêu nhiên, Người là bậc thầy để chỉ dẫn lối đi an bình và hạnh phúc nhất cho nhân loại theo Luật Nhân Quả tồn tại muôn đời nay. Vì thế, khi đi chùa vào năm mới, chúng ta nên lễ Phật với tất cả tấm lòng thành kính để thân tâm an lạc và trí tuệ minh mẫn hơn.
-
Một số quốc gia ở Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thường rất coi trọng những việc họ làm và những món họ ăn trong ngày đầu tiên của năm mới. Họ quan niệm ngày khởi đầu của một năm tốt chính là dấu hiệu của một năm mới nhiều may mắn và hạnh phúc. Vì thế các bạn hãy tích trữ sẵn những món ăn có ý nghĩa may mắn trong nhà để ăn trong ngày đầu năm mới lấy may mắn nhé! Chắc chắn rằng trong dịp Tết thì nhà nhà đều chuẩn bị đầy đủ các bữa tiệc linh đình để cùng người thân và bạn bè ăn mừng thỏa thích vào đầu năm mới phải không nào?
Đối với nhiều người, họ còn chú trọng việc chọn lựa các loại thực phẩm có ý nghĩa về mặt phong thủy và tâm linh để khởi đầu cho cả năm thuận lợi và cát tường hơn. Dù niềm tin này khá mê tín thì cũng không tổn thất gì khi ăn thử các món ăn may mắn trong dịp Tết phải không. Theo quan niệm từ xưa, bạn nên bắt đầu năm mới với các món ăn:
- Món canh khổ qua: Ý nghĩa đau khổ trôi qua và hạnh phúc tràn đầy cả năm.
- Món làm từ cá: Ý nghĩa về tài vận và suông sẻ.
- Món mì trường thọ: Ý nghĩa về sức khỏe, bình an và sống lâu trăm tuổi.
- Món trái cây có hình tròn: Ý nghĩa về sự viên mãn và đầy đủ cả năm...
-
Hái lộc đầu xuân là phong tục bẻ cành cây (cành lộc) mang về nhà để lấy may mắn, được diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán, trong những ngày đầu năm mới. Những Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... đây thường là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Cành lộc được mang về, treo trước hiên nhà hoặc cắm vào bình hoa, treo ở gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ, hay có ý báo là đã rước phúc lộc về nhà. Trong ngày Tết thì chúng ta thường thấy nhiều người đi chùa hái lộc hay đền thờ…. Bởi cũng dễ hiểu hái lộc ở nơi đền chùa linh thiêng mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để cả năm thuận lợi.
Người Việt có tục lệ hái lộc từ ngàn xưa. Vào thời điểm sau khi giao thừa, người ta thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà, cầu cho một năm mới bình an. Thế nhưng những năm gần đây, sự biến tướng của tục lệ này lại làm hại cây trồng, phá hủy môi trường. Vì thế, không nên hái cành to, mọi người chỉ cần một cành lá nhỏ bé nhưng tâm hồn vui vẻ, hướng thiện, đầy ắp hạnh hiếu thì cũng đã đủ phúc lộc về nhà. Hai lộc đầu xuân từ lâu đã trở thành phong tục với mong muốn mang lại điều tốt đẹp cho cả gia đình trong năm mới.
-
Giận dữ là một phản ứng tự nhiên đối với nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần. Cảm xúc giận dữ có thể xảy ra khi cơ thể cảm thấy không khỏe, bị từ chối, bị đe dọa hoặc trải qua một số mất mát. Nó có thể gây ra vấn đề trong cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của những người xung quanh chúng ta. Giận dữ là một cảm xúc khi một cái gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta hoặc cảm thấy không công bằng, khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu hoặc khi bị tổn thương hoặc bị đe dọa. Chúng ta cũng có thể cảm thấy giận dữ khi chúng ta chịu quá nhiều căng thẳng. Giận dữ có thể liên quan đến một loạt các cảm xúc, các vấn đề nghiêm trọng hơn, như bị tổn thương hoặc nhìn thấy người khác bị tổn thương, có thể gây ra cảm giác mạnh như giận dữ.
Nếu cảm giác về sự giận dữ và nỗi lo lắng luôn luôn hiển thị trong tâm trí bạn thì chắc chắn một điều rằng bạn sẽ không thể vui vẻ, thoải mái, không thể làm được những điều có ý nghĩa cho mình và cho người khác. Đặc biệt trong dịp Tết, cảm xúc giận dữ và lo lắng sẽ khiến bạn trở nên khó gần, làm mất đi không gian sống và tinh thần tươi mới cho cả gia đình. Tết là thời điểm để vui mừng, hòa nhịp với không khí hân hoan của đất trời, do đó hãy giải phóng bản thân khỏi mọi lo toan, mọi nỗi giận trong năm cũ để đón một năm mới tốt lành hơn bạn nhé. Có như vậy, bạn sẽ cảm nhận được hết niềm vui hân hoan của năm mới ngay thôi.
-
Đây là phong tục truyền thống lâu đời. Vào sáng mồng Một Tết, vị khách đầu tiên đến nhà chơi được coi là xông đất, xông nhà. Nếu người này hợp với gia chủ, nhẹ vía sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ đó. Theo tục lệ, giờ “xông đất” được tính bắt đầu từ sau giờ giao thừa trở đi, người “xông đất” là người khách đầu tiên bước vào cửa nhà từ sau giờ khắc giao thừa cho đến sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm, người “xông đất” sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến may mắn, hạnh phúc, công danh, tài lộc của cả gia đình trong năm mới.
Mỗi gia đình có một địa vực riêng của mình, người khác đến địa vực đó được gọi là xông đất. Xông là tiến lên, nhập vào, đất là địa vực của gia đình đó. Bởi vậy, ngày tết là ngày mở đầu cho một năm mới thì những người đến đầu tiên với gia đình đó chính là "xông đất". Người dân Việt tin rằng ngày mồng Một là ngày khai trương cho năm mới, vào ngày đầu năm những người hợp tuổi "xông đất", xông nhà trong năm mới sẽ là người đem lại cho gia đình tài lộc, bình an, may mắn và sức khỏe trong năm mới.
-
Theo quan niệm của người Việt, ngày mùng 1 Tết không chỉ là ngày khởi đầu của năm mới, mà còn là thời điểm trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi. Người Việt đặc biệt coi trọng những việc làm vào thời khắc đầu tiên của xuân mới. Trong phong tục đón Tết cổ truyền, chuyến xuất hành đầu năm mang ý nghĩa cầu mong một năm mới thuận lợi, đại cát. Vì vậy mọi người sẽ xem giờ và hướng xuất hành được cho là phù hợp, với hy vọng năm mới xuân sang sẽ gặp nhiều may mắn. Còn đối với người kinh doanh họ quan tâm đến ngày mở hàng.
Với những người kinh doanh, làm ăn, họ cũng rất kỹ càng trong việc lựa chọn ngày khai xuân, mở hàng, với hy vọng một năm sẽ làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Đối với những thương gia, những người buôn bán, làm ăn, thì ngày bán hàng đầu năm, còn gọi là mở hàng, sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng. Tránh việc chọn ngày xấu mà làm ăn không thuận lợi, gặp nhiều điểm gở trong năm. Đối với người đi xa, ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. Ca dao có câu “Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn.”
-
Ngày Tết, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình. Ngoài ra, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết. Theo quan niệm dân gian, cãi nhau ngày Tết là dấu hiệu một năm gia đình có nhiều việc cần phải làm và cãi nhau ngày Tết không chỉ ảnh hưởng đến phong thủy trong nhà, mà còn khiến vợ chồng lục đục, mất vui khi Tết đến xuân về. Bên cạnh đó, ông cha ta rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ấm chén trong ngày đầu năm vì đổ vỡ đó như báo hiệu sự chia cắt, đứt lìa, điều không thuận lợi trong các mối quan hệ trong năm mới.
Thực tế, Tết là dịp vợ chồng dễ có mâu thuẫn nhất. Từ việc mua sắm trước Tết, mua quà cho họ hàng, dọn dẹp nhà cửa, đến việc ăn Tết nội ngoại… đều có thể nảy sinh vấn đề khiến vợ chồng cãi vã. Dù là vợ chồng lâu năm cũng phải đối mặt với những vấn đề này. Giải pháp cho các cặp vợ chồng là khi Tết đến, hãy cảm thông và lắng nghe cho nhau nhiều hơn. Một năm chỉ có một dịp Tết, để nghỉ ngơi, sum vầy, cùng nhau đón năm mới. Nhiều việc thế nào thì nếu cả hai cùng đồng lòng cũng sẽ nhanh hơn. Chưa hiểu cho nhau chuyện gì, thì từ từ nói cùng nhau. Ai cũng muốn gần gia đình của mình, nhưng quan trọng nhất là nghĩ cho nhau. -
Nhiều người tin rằng, cần phải thanh toán hết nợ nần, năm cũ không để sang năm mới. Nếu năm mới mà có nợ thì cả năm đó sẽ có nhiều gánh nặng về những khoản nợ hơn. Hoặc nếu như không có khả năng thanh toán trong năm, người ta thường hẹn một thời gian cụ thể để trả, tránh việc bị đòi nợ, hay chi tiền vào đầu năm mới. Ngày Tết, người Việt ta vẫn quan niệm ngày đầu năm suôn sẻ, tốt đẹp, cả năm sẽ may mắn, hanh thông.
Do vậy người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, kể cả cho vay hay đi vay, đòi nợ hay trả nợ, dù là tiền bạc hay đồ vật trong ngày đầu năm mới. Đi vay đầu năm là điềm báo sẽ túng thiếu cả năm. Cho vay đầu năm sẽ khiến tiền bạc phân tán. Đòi nợ đầu năm dễ gây mất hòa khí. Trả nợ đầu năm chẳng khác gì đem lộc nhà ra khỏi nhà. Muốn một năm mới thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà thì bạn nên thực hiện theo quan niệm này nhé.
-
Tết đến xuân về là điểm khởi đầu cho năm mới với nhiều mong ước, khát vọng tốt đẹp. Dịp đầu xuân, người Việt thường đi lễ chùa và xin chữ. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người. Xin chữ đầu năm thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng mong muốn xin cho được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ. Cũng không ai biết phong tục này bắt đầu từ đâu. Nhưng, từ xa xưa, chữ đã được người Việt coi trọng. Những người biết chữ, không chỉ có cơ hội đỗ đạt làm quan, vẻ vang họ tộc, quê hương mà còn là những hình mẫu của lối sống có đạo đức, có nghĩa, có tình, có tôn ti trật tự, là tấm gương cho mọi người. Chính vì thế, mà chữ được gọi là “chữ thánh hiền”, người biết chữ được gọi là người “có học”.
Những người viết chữ đẹp, không chỉ thể hiện sự rèn giũa luyện tập mà còn thể hiện hoa tay khéo léo. Về sau, viết chữ còn được nâng tầm lên thành Thư pháp, nhiều người coi chữ viết đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Ngày xuân, đối với người Việt, là ngày khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của mọi sự mới. Chính vì thế, người ta mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn. Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng con chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang. -
Đầu năm mới, người Việt còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần…Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết. Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui.
Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người mình còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si, cây xương rồng… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ Tiên. Xuất hành là tập tục ngày đầu năm để rước lộc và may mắn cho gia đình. Trước khi xuất hành, bạn cần chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Thông thường, mọi người thường xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu.