Top 10 Vị vua tai tiếng nhất lịch sử Việt Nam
Trải qua chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam, xét về những vị Vua tài năng, đức độ quả thực nước ta có rất nhiều. Nhưng các bạn có biết đến những ông vua vì ... xem thêm...thói ăn chơi hưởng thụ, u mê, nhu nhược hoặc tàn bạo đã phá nát cơ đồ gây dựng của những người đi trước không, trong bài viết này hãy cùng điểm danh những ông vua tai tiếng nhất trong lịch sử nước ta nhé.
-
Lê Long Đĩnh (986 - 1009) con trai thứ 5 của vua Lê Đại Hành và là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 4 năm từ 1005 - 1009. Cái chết bí ẩn của ông ở tuổi 24 đã kết thúc nhà Tiền Lê và quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Theo sử sách ghi chép lại thì đây là một vị vua dâm đãng, bạo ngược và độc ác, tính hay chém giết bị coi là điển hình của một hôn quân.
Trong sử sách, Lê Long Đĩnh được nhắc đến là một ông vua dâm đãng, tàn bạo và độc ác, bị coi là điển hình của một hôn quân. Tuy nhiên, ông vẫn được nhân dân một số nơi lập đền thờ. Gần đây xuất hiện một số ý kiến cho rằng một số hành vi của Lê Long Đĩnh là do thêu dệt, nhưng chỉ tập trung vào vấn đề dâm loạn quá độ nên bị bệnh trĩ, vốn chỉ là lời đồn dân gian thời Hậu Lê.Một số ý kiến cho rằng những hành vi tàn nhẫn của Lê Long Đĩnh đã bị sử sách đời sau nói quá lên. Tuy nhiên, ngay cả Tống sử (bộ sử do Trung Quốc soạn thảo, tập hợp các tài liệu từ nhà Tống đương thời) cũng viết là "Chí Trung mới 26 tuổi nhưng tàn nhẫn bạo ngược bất pháp, người trong nước không theo". Điều này cho thấy tiếng ác của Lê Long Đĩnh đã truyền cả sang nước lân bang, không thể là ngụy tạo.
Lê Long Đĩnh nổi danh với các thú vui tàn ác điển hình là việc lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tới khi tóe máu, hay tra tấn những tù binh bằng các cách thức man rợ. Ông vì sống quá dâm dục nên bị mắc phải bệnh trĩ rất nặng, đến mức không thể ngồi được, khi đến những buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều.
Ngày nay, Lê Long Đĩnh được đúc tượng và thờ cúng cùng với vua cha Lê Đại Hành tại 4 địa điểm là:
- Đền Vua Lê Đại Hành ở khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)
- Đền Lăng ở quê hương Liêm Cần thuộc Thanh Liêm (Hà Nam)
- Đình Yến ở xã Thanh Hà thuộc Thanh Liêm (Hà Nam)
- Di tích quốc gia đình An Lãng, xã Văn Tự, Thường Tín, Hà Nội.
-
Lý Cao Tông (1173-1210) là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Lý, lên ngôi từ năm 3 tuổi và giữ được ngôi đến khi trưởng thành từ 1175-1210. Thời kỳ của ông đã đánh dấu sự suy tàn không thể vực dậy của nhà Lý hay còn gọi là Cao Tông Trung Suy. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi "Vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém nhiều năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy vong".
Lý Cao Tông khi còn nhỏ là người ngoan lành, nhưng khi lớn trực tiếp cầm quyền trị nước lại ham mê săn bắn, bỏ bê chính sự, pháp luật. Vơ vét của dân để xây hàng loạt các cung điện. Nghe có giặc cướp nổi lên vờ như không biết. Dẫn đến chính sự trong nước ngày càng rối ren, bách tính oán giận, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Lý Cao Tông trong suốt 37 năm trị vì đã chứng kiến sự suy yếu không thể vực dậy của nhà Lý vì lối ăn chơi hưởng lạc của mình. Trước khi qua đời, ông đã cho ban chiếu hối lỗi để tạ tội với thần dân của mình
-
Trần Dụ Tông (1336 – 1369) là vị vua thứ 7 của nhà Trần trị vì 28 năm từ 1341-1369. Thời kỳ của ông đã đánh dấu sự mở đầu của quá trình suy yếu của vương triều nhà Trần.
Trần Dụ Tông thích đánh bạc thường hay chiêu tập các nhà giàu vào cung đánh bạc cùng vua. Ngoài ra ông còn mê đàn hát, ham uống rượu thường xuyên cùng các vương hầu và công chúa bày tiệc đóng trò hát tuồng cho vui, ai diễn hay thì được thưởng, ai uống rượu thắng vua thì cho thăng chức.
Do triều chính, bỏ bê nông nghiệp trong nhiều năm làm mất mùa, sưu cao thuế nặng dẫn đến nhân tài vật lực trong nước bị hao tổn, kho tàng trống rỗng. Sau khi Trần Dụ Tông chết, nhà Trần tiếp tục tụt xuống bờ vực thẳm sự suy vong của một trong những triều đại thịnh trị nhất nước ta.
-
Trần Phế Đế (1361 – 1388) là vị vua thứ 11 của nhà Trần nước Đại Việt. Ông lên ngôi từ năm 1377 đến 1388. Ông là con thứ của vua Trần Duệ Tông và là cháu gọi Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông bằng bác. Trong suốt thời gian Trần Phế Đế ở ngôi, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nắm thực quyền cai trị quốc gia.
Ông bị nhận xét là "Vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay kẻ dưới, xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Sự bất lực và nhu nhược của ông khiến tình hình trở nên không thể cứu vãn.
Thế lực nhà Trần đã tụt dốc thảm hại trong thời gian trị vì của Trần Phế Đế: giặc Chiêm Thành tràn vào cướp phá ông chẳng để tâm mà chỉ lo cất giấu của cải, tăng sưu thuế để cứu kho tàng trống rỗng của triều đình... ông đã để cho Hồ Quý Ly lộng hành, dẫn đến sự sụp đổ từng bước của nhà Trần.
-
Lê Uy Mục (1488 –1509) là vị vua thứ 8 của nhà Lê Sơ. Ông là một vị hoàng đế tàn bạo và hoang dâm bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Người đời thường hay gọi ông là Quỷ Vương.
Lê Uy Mục khi mới lên ngôi vua đã giết hại những người trước đó phản đối việc đưa ông lên ngôi là: Thái hoàng Thái hậu, lễ bộ Thượng thư Đàm Văn Lễ, Đô ngự sử Nguyễn Quang Bật. Ông không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng các cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả bọn họ. Triều chính thời ông trị vì rơi vào tay ngoại thích và bọn hoạn quan, khiến cung đình bị nhơ nhuốc. Ông một tay dần giết hại các đại thần, ông còn nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn.
Một làn sóng bất bình trong dân chúng và hàng ngũ quan lại trước sự bất nhân của Uy Mục. Sau đó Giản Tu Công Lê Oanh lật đổ và giết chết vị hôn quân này sau 4 năm ở ngôi.
-
Lê Tương Dực (1495 - 1516) tên thật là Lê Oanh. Ông là vị hoàng đế thứ 9 của nhà Lê Sơ. Tự lập mình làm vua, sau khi giết chết Uy Mục, đặt niên hiệu là Hồng Thuận.
Khoảng thời gian đầu lên ngôi, Tương Dực có một số cố gắng chỉnh đốn triều chính, sửa sang giáo dục, khôi phục văn miếu, biên chép sử sách. Nhưng chẳng bao lâu sau ông lại sống sa đọa như Uy Mục trước đây. Đặc biệt, năm 1516, Tương Dực sai Vũ Như Tô xây dựng cung điện 100 nóc, lại xây công trình quy mô lớn là Cửu Trùng đài, làm nhiều cung điện quy mô hơn xung quanh, dân làm trong mấy năm trời không xong, chết hại nhiều vô số. Ông còn cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây. Ngoài ra Lê Tương Dực còn cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm.
Lê Tương Dực hoang chơi khiến triều chính hết sức rối loạn, loạn lạc xảy ra khắp nơi trong cả nước. Quận công Trịnh Duy Sản đã giả mượn tiếng đi đánh giặc để đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực, chấm dứt 7 năm cầm quyền.
-
Lê Chiêu Thống (1765 – 1793) tên thật là Lê Duy Khiêm là vị hoàng đế thứ 16 và cũng là vị vua cuối cùng của hoàng triều Lê. Ông giữ ngôi từ khoảng cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng 1 năm 1789.
Sau nhiều biến cố Lê Chiêu Thống đã sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngôi Vua. Sau khi Quang Trung kéo quân ra Bắc Hà quét sạch 29 vạn quân Thanh, Lê Chiêu Thống lại phải theo đám bại quân chạy sang Trung Quốc. Vì không thể thực hiện được mộng phục quốc Lê Chiêu Thống thất vọng và chán nản, lâm bệnh rồi qua đời năm 1793 và được nhà Thanh chôn cất theo nghi thức tước công.
-
Đồng Khánh (1864 – 1889) tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị là vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn. Tại vị từ năm 1885 đến 1889, ông nổi tiếng là một vị vua bù nhìn thân Pháp.
Sau khi được lên làm vua, tất cả mọi việc người Pháp yêu cầu, Đồng Khánh đều răm rắp nghe theo. Không chỉ công khai thừa nhận nước Pháp là “thượng quốc”, ông vua này còn khen thưởng những quan lính Pháp “có công” đàn áp phong trào yêu nước của người Việt. Không dừng lại ở đó, Đồng Khánh còn nhượng đất để thực dân Pháp mở rộng đồn Mang Cá và ký hiệp ước biển các hải cảng quan trọng của Việt Nam là Hải Phòng và Đà Nẵng thành nhượng địa của Pháp.
Trong thời gian trị vì của ông, thực dân Pháp bắt đầu những công việc đầu tiên để thiết lập nền đô hộ kéo dài hơn 60 năm ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Để ban thưởng cho sự ngoan ngoãn của Đồng Khánh, người Pháp cho ông được hưởng thụ một cuộc sống cực kỳ xa hoa với những buổi tiệc tùng hoành tráng, những bộ trang phục khảm ngọc dát vàng…
Theo yêu cầu của Pháp, Vua Đồng Khánh đích thân ra tận Quảng Bình để dụ vua Hàm Nghi và các quan tùy tùng chống Pháp về hàng, hứa là sẽ cho cai trị 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh nhưng không thành công. Thực dân Pháp cũng bố trí cho Đồng Khánh ra Bắc Hà để lấy lòng dân chúng, nhưng bị dư luận phản ứng gay gắt, nên đến Quảng Bình thì ông vua bù nhìn lấy cớ ốm đau trở về kinh đô. Cuộc đời của Đồng Khánh chấm dứt ở tuổi 25 trong sự bàng quan của người đời.
-
Khải Định là vị hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Trong thời đại ông trị vì đất nước, Khải Định bị đánh giá là một vị vua nhu nhược trước Pháp, không quan tâm chính sự mà chỉ ham chơi bời, cờ bạc, ăn tiêu xa xỉ. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông còn rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng tộc truyền thống. Do vậy, ông thường bị đả kích trên báo chí đương thời và được dân chúng biết đến với cách gọi mỉa mai ông vua lố lăng.
Đặc biệt, trong chuyến công du sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille vào ngày 20/5/1922, Phan Châu Trinh đã gửi một bức thư dài trách vua Khải Định 7 tội. Trong bức thư đó, có tội "ăn mặc lố lăng". Không những vậy, sau khi về nước, vua Khải Định còn cho tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, vua Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền. Tất cả chỉ để phục vụ thói quen tiêu xài và sự lố lăng của ông.
-
Mạc Mậu Hợp là vị hoàng đế Đại Việt thứ năm của nhà Mạc thời Nam – Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi năm 1562 lúc mới 2 tuổi và qua đó trở thành vua trẻ thứ hai lúc lên ngôi. Ông trị vì cho đến khi truyền ngôi cho con là Mạc Toàn năm 1592, tổng cộng 30 năm. Cuộc đời ông gắn liền với lối sống xa hoa, trụy lạc, bỏ bê triều chính, hoang dâm, hiếu sắc khiến dân chúng hết sức than oán, lầm than.
Chính bản tính háo sắc của mình, Mạc Mậu Hợp đã phá tan cơ đồ của tổ tiên mình. Sử kể lại rằng nguyên Nguyễn Thị Niên là vợ tướng Bùi Văn Khuê. Một dịp, thị tiến cung thăm chị, Mạc Mậu Hợp thấy sắc đẹp của thị nên muốn chiếm đoạt, bèn triệu vào phòng để giữ lại trong cung tới sáng rồi giữ luôn, dự định triệu Bùi Văn Khuê về kinh để giết. Nguyễn Thị Niên sợ hãi bèn sai người hầu cận mật chạy đi báo cho Bùi Văn Khuê. Bùi Văn Khuê biết chuyện, bèn dẫn quân bản bộ về giữ hạt Gia Viễn, không theo mệnh lệnh của triều đình. Mậu Hợp mấy lần mời cũng không tới, bèn sai tướng dẫn quân tới hỏi tội Văn Khuê. Bùi Văn Khuê trưng binh chống giữ. Tới ngày 14/12 lũy quân Mạc bị quân Nam triều phá, Ngọc Liễn bỏ thuyền chạy về núi Tam Đảo, quân Mạc tan vỡ. Vương triều Mạc đã chấm dứt cùng với cái chết của Mạc Mậu Hợp.